Toàn văn tuyên bố chung Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ
Chúng tôi, các quốc gia thành viên ASEAN và Hoa Kỳ đã họp Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ tại Washington, là hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Washington vào ngày 12-13/5/2022.
Chúng tôi, các quốc gia thành viên ASEAN và Hoa Kỳ đã họp Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ tại Washington, là hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Washington vào ngày 12-13/5/2022.
Với tinh thần dân chủ, đoàn kết, nhất trí cao, sáng 11-3, tại Hà Nội, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027 đã bế mạc và thành công tốt đẹp.
Sáng 10-3, tại thủ đô Hà Nội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027. Báo Biên phòng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Trong vùng dịch trọng điểm là thành phố Hồ Chí Minh, có lẽ, ánh sáng lấp lánh của ngôi sao vuông và bóng áo thiên thanh của những chiến sĩ Dân quân tự vệ thành phố là một biểu tượng đẹp của đức hi sinh và sự nhẫn nại. Nước da họ sạm nắng để những chốt phòng dịch vững vàng đêm ngày qua nắng gió, mưa giông.
Nguyên nhân của việc mất cân bằng giới tính khi sinh bắt nguồn sâu xa từ việc các gia đình mong muốn sinh con trai. Bên cạnh đó, các quan niệm xã hội và tôn giáo đòi hỏi con trai phải gánh vác việc thờ cúng tổ tiên, giúp củng cố địa vị của cha mẹ trong xã hội. Vì vậy, giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta gặp nhiều khó khăn. Việc cố lựa chọn giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc dân số trong tương lai, dẫn tới dư thừa nam giới trong xã hội.
Nhiều năm qua, tình trạng tảo hôn vẫn tiếp diễn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tại các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Bình, kéo lùi sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Thời gian gần đây, chính quyền địa phương, các đoàn thể đã vào cuộc một cách tích cực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho bà con trong việc kết hôn, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam xuất hiện từ những năm 2000. Việt Nam đã triển khai các chính sách nhằm xóa bỏ sự can thiệp có chủ đích trong lựa chọn giới tính khi mang thai. Tuy nhiên, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn gia tăng ở mức trầm trọng hơn. Các chuyên gia dân số cảnh báo nếu không được khắc phục, sự mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ gây ra những hệ lụy khó lường.
Chiều 1-12, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN) Bộ Quốc phòng tổ chức buổi Truyền thông hưởng ứng “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2021 tại 48 điểm cầu với sự tham gia của 1.000 đại biểu.
Theo Báo cáo “Trẻ em gái khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2021” của Plan International (tổ chức toàn cầu thúc đẩy quyền bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em gái) được công bố mới đây, Việt Nam nằm trong số các nước dẫn đầu khu vực châu Á về đảm bảo sự tham gia của trẻ em gái vào đời sống chính trị và chính sách.
Ngày 12-11, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2021 (từ ngày 15-11 đến ngày 15-12), với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”.
Sau 14 năm thực thi, Luật Phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2007 đã bộc lộ một số quy định không còn phù hợp với tình hình hiện tại, thủ tục hành chính và điều kiện xử lý phức tạp khiến các hành vi BLGĐ chưa được xử lý hiệu quả. Chính vì vậy, dự thảo Luật Phòng chống BLGĐ (sửa đổi) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo đang được gửi lấy ý kiến đã nhận được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, được cho là sẽ khắc phục những bất cập trong ngăn chặn BLGĐ.
Nơi dặm dài biên giới, có gần 2.000 tổ, chốt Biên phòng với hàng vạn cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm đối mặt với mưa nắng, sương giá và biết bao hiểm nguy để ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép và phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Và trong số hàng vạn cán bộ, chiến sĩ BĐBP có nhiều nữ quân nhân cũng sẵn sàng có mặt ở những nơi khó khăn nhất, hỗ trợ, chăm sóc đồng đội và nhân dân trong những ngày đất nước cùng đồng lòng chống dịch.
Tại phiên họp của Hội đồng Bảo an về Somalia, Việt Nam đã kêu gọi tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia hoạt động chính trị và đảm bảo tỷ lệ 30% phụ nữ đại diện trong quốc hội nước này.
Đại diện Phái đoàn Việt Nam bày tỏ ủng hộ và kêu gọi Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế, các đối tác quốc tế và khu vực tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho người dân Afghanistan.
Đại diện Việt Nam mong muốn cộng đồng quốc tế, Liên hợp quốc, các đối tác khu vực và các quốc gia tăng cường các nỗ lực nhằm đóng góp vào bảo vệ dân thường, ổn định tình hình tại Afghanistan.