Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành nét văn hóa trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kô ở xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Đây là một nghề thủ công không chỉ làm ra sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn mặc hằng ngày, mà còn mang bản sắc độc đáo của người Pa Kô.
Nhiều năm trước, thanh niên miền biển ồ ạt đổ vào vùng đất hứa là Bà Rịa-Vũng Tàu để đi biển, đổi đời. Còn hiện nay, do ngư trường cạn kiệt nên chủ tàu phải căng hết sức mới đủ bù phí tổn mỗi chuyến ra khơi. Khi bạn chài không còn mặn mà với vùng đất hứa, các chủ tàu lại phải “vơ” bạn chài thông qua người mai mối, gọi là “cò”. Các hệ lụy liên quan đến nạn “cò” ngư dân luôn “nóng ran” trên trang nhất của nhiều tờ báo.
Tuổi trẻ là tuổi xuân mang bao niềm tin, khát vọng, đó là lứa tuổi căng tràn sức sống, căng tràn nhiệt huyết, khát khao được cống hiến bằng tất cả sức lực và trí tuệ của mình. Đó là lứa tuổi đẹp nhất mang nhiều hoài bão với lý tưởng sống cao đẹp: Lý tưởng cách mạng - Lý tưởng mà bao lớp cha anh đi trước đã dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, BĐBP Tây Ninh đã đoàn kết thi đua lập công, chiến đấu và phối hợp chiến đấu 385 trận, tiêu diệt 1.285 tên địch, bắn bị thương nhiều tên khác, thu và phá hủy 443 vũ khí các loại, 4,5 tấn đạn, cùng nhiều đồ dùng, phương tiện chiến tranh khác. Qua chiến đấu, đã có 125 đồng chí anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và 238 đồng chí bị thương.
Trong cảm thức trân trọng và xúc động, tôi đã đọc trọn vẹn 300 trang sách ngồn ngộn hơi thở cuộc sống trong tập phóng sự - ghi chép “Điểm tựa xanh biên cương” của nhà báo Nguyễn Viết Tôn, Phó Trưởng phòng Phóng viên, Báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam. Có thể nói, đây là một cuốn sách nhiều tư liệu thời sự - chính luận quý, phản ánh thực tiễn những cống hiến của BĐBP - những người chiến sĩ gánh trên vai sứ mệnh quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia suốt hơn 64 năm qua.
Thanh niên là thế hệ tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên. Trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược cũng như trong công cuộc kiến thiết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, thanh niên luôn là lực lượng xung kích, nòng cốt có mặt trên mọi tuyến đầu.
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đòi hỏi cần phát huy hơn nữa vai trò, sứ mệnh của thanh niên trên các mặt trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược đòi hỏi các cấp, các ngành cần quan tâm giáo dục, bồi dưỡng để thế hệ trẻ tiếp tục được phát huy vai trò, trách nhiệm của mình đóng góp cho sự nghiệp lớn lao của đất nước hiện nay.
Thiết thực, ý nghĩa, Chương trình “Tháng Ba biên giới” do Đoàn Thanh niên BĐBP Bình Thuận phối hợp cùng các đơn vị thực hiện tại địa bàn biên giới biển huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng quần chúng nhân dân. Những hoạt động đó đã góp phần chung tay xóa đói, giảm nghèo, xây dựng, củng cố tình đoàn kết quân - dân ở khu vực biên giới biển của tỉnh.
Hiện nay, tại một số tỉnh phía Nam, nghề biển đang đối mặt với vô vàn khó khăn do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, thu nhập từ nghề biển không cao, trong khi đó, một số tàu cá kéo dài phiên biển đến “ngạt thở” (4-5 tháng mới vào bờ để giảm phí tổn). Vì vậy, nhiều lao động không mặn mà với nghề biển. Từ đó, các chủ tàu phải sống chết với bài toán “kiếm bạn chài bằng mọi giá”dẫn đến nhiều hệ lụy.
Sáng nay, 24/3, tại Cà Mau, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và việc chấp hành pháp luật Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng về đấu thầu tại BĐBP các tỉnh: Cà Mau, Kiên Giang và Hải đoàn 42 (Vùng Cảnh sát biển 4). Trước đó, từ ngày 22 đến 24/3, đoàn công tác Bộ Quốc phòng đã đi kiểm tra thực tế tại các đơn vị.
Tiếp nối thành công của Chương trình “Cải thiện chất lượng nước sinh hoạt vùng khó khăn” và lan tỏa nhiều hơn nữa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo Tiền Phong đã phối hợp với Tập đoàn Tân Á Đại Thành khởi động Chương trình “Nước sạch biên cương”.
Trên cương vị là Phó Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Phó Bí thư Chi đoàn Đồn Biên phòng Cát Khánh, BĐBP Bình Định, Trung úy Nguyễn Trung Tín luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ cấp trên giao. Những việc làm của anh luôn xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, góp phần vào sự bình yên nơi biên giới.
Được ví như nơi chưng cất giá trị văn hóa, bia Ma nhai tại Khu du lịch danh thắng Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn) là di sản đầu tiên ở thành phố Đà Nẵng được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đi cùng với niềm tự hào sở hữu những giá trị văn hóa vượt thời gian của di sản này, thành phố Đà Nẵng sẽ có những biện pháp tích cực để phát huy giá trị cũng như bảo tồn cho thế hệ mai sau.
Trên vùng biên giới biển, đất liền Tây Nam của Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Cà Mau, Kiên Giang luôn sát cánh cùng nhân dân vượt qua mọi khó khăn, giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia; thể hiện vai trò chủ lực, tinh thần quyết liệt trong phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Thượng úy Vũ Văn Cường, Đội trưởng Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Pa Thơm (Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) được xem là “khắc tinh" của tội phạm ma túy vùng Tây Bắc.