Năm 2024 sẽ diễn ra Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 - đây là sự kiện chính trị quan trọng đối với MTTQ Việt Nam và nhân dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Hà Giang phải tập trung thúc đẩy giải ngân đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư, thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực.
Chúc mừng Đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước khẳng định Phật giáo luôn là một tôngiáo yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc "Hộ quốc, an dân".
Để xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá của cả nước, Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Quốc tế hóa các vấn đề tôngiáo hay lợi dụng tôngiáo để vu cáo, xuyên tạc Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, là những chiêu trò, thủ đoạn thường thấy của các thế lực thù địch khi thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, chống phá Việt Nam. Mới đây, khi chúng ta công bố và ra mắt Sách trắng tôngiáo và chính sách tôngiáo ở Việt Nam, các thế lực thù địch lại gia tăng các luận điệu bịa đặt, công kích, chống phá về tình hình tự do tôngiáo ở Việt Nam.
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội lần thứ 23. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chínhphủ dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.
Sau hai ngày rưỡi (từ 15 đến sáng 17/5/2023) làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa XIII đã thành công tốt đẹp.
Đối với dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha kính yêu bởi cuộc đời Người đã dành trọn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam độc lập - tự do - hạnh phúc. Đối với thế giới, Người là tấm gương sáng ngời về phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến kiến nghị cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, giữ an toàn quá mức cần thiết.
Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 4/5 Công ước về văn hóa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) liên quan trực tiếp đến lĩnh vực di sản văn hóa. Các hoạt động thực tiễn đã chứng minh Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc thực hiện các cam kết về bảo vệ di sản văn hóa.
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Ngay khi xuống sân bay, Thủ tướng Luxembourg sẽ đến Quảng Ninh và Hải Phòng với một số hoạt động riêng. Ngày 4/5, ông sẽ sẽ dự lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023), các đơn vị Biên phòng trên hai tuyến biên giới đã chủ trì, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Chủ tịch Quốc hội đã có gần 80 hoạt động tại ba nước và gần 40 hoạt động của các ban, bộ, ngành, địa phương, gần 30 thỏa thuận hợp tác ở cả cấp trung ương và địa phương đã được ký kết.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách lớn có liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Nhờ vậy mà bản sắc văn hóa các dân tộc không những được gìn giữ, bảo tồn mà còn được phát huy, chuyển hóa thành các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển về đời sống kinh tế-xã hội, quá trình hội nhập, giao thoa giữa các nền văn minh…, các giá trị văn hóa dân gian, truyền thống dân tộc đứng trước nguy cơ bị xói mòn, biến dạng, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện và tiên tiến nhằm tiếp tục thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số hiệu quả hơn nữa.