Tôi muốn biết về phạm vi vành đai biên giới trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Kính mong tòa soạn cung cấp thông tin, tôi xin chân thành cảm ơn! - Hà Văn Chính (Lai Châu).
Phát triển văn hóa đọc nhằm nâng cao dân trí, góp phần xóa bỏ hủ tục, đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Với vai trò và tầm quan trọng ấy, tỉnh Lai Châu đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” và Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng”... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vai trò của sách, tri thức; ý nghĩa của văn hóa đọc đối với sự phát triển của xã hội.
Mưa lớn, sạt lở đất từ ngày 4 đến 6/8 tại các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Lai Châu đã khiến 7 người bị chết, 3 người bị thương, nhiều ngôi nhà hư hại. Giao thông tại nhiều địa phương gặp khó khăn do sạt lở đất đá.
Sau đại dịch Covid-19, du lịch Lai Châu đã có bước phục hồi mạnh mẽ, lượng khách đến Lai Châu năm 2022 tăng trên 103% so với năm 2021; doanh thu tăng khoảng 132%. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và đồng bào dân tộc trên địa bàn, tạo hình ảnh mới về Lai Châu trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Thời gian qua, các đơn vị trong BĐBP luôn xác định rõ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có Luật Biên phòng Việt Nam cho nhân dân biên giới là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.
Trong ký ức của tôi, SinSuốiHồ trước đây nghèo xơ xác, tiêu điều, “vật vã” trong “cơn bão” mang tên “nàng tiên nâu”. Hình ảnh những ngôi nhà vách nứa xiêu vẹo với những đứa trẻ còm nhom, lấm lem bùn đất cứ đeo đuổi mãi trong tâm trí tôi. Cho đến lần trở lại thứ hai này, SinSuốiHồ cho tôi thấy một diện mạo tươi mới, văn minh, giàu đẹp đến ngỡ ngàng.
Đó là hướng đi mới, hiệu quả mà Lai Châu, một tỉnh miền núi biên giới Tây Bắc của Tổ quốc đã và đang làm trong thời gian qua. Từ đó, không những góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Lai Châu thông qua các giải thể thao cấp khu vực, toàn quốc, mà còn thu hút khách du lịch đến với vùng đất, con người Lai Châu, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn quan tâm tới công tác tôn vinh cũng như phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn. Từ đó, giúp hồi sinh những lễ hội, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc có nguy cơ mai một, đẩy lùi tập tục lạc hậu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Một trong những giải pháp mà tỉnh Lai Châu đã triển khai thực hiện hiệu quả trong việc bảo tồn di sản văn hóa chính là gắn kết di sản với phát triển kinh tế du lịch và khai thác bền vững các giá trị di sản bằng cách dựa vào cộng đồng. Bởi trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chúng ta phải biết cách biến di sản thành tài sản, biến tài nguyên thành tài chính, biến văn hóa thành hàng hóa, biến môi trường thành thị trường.
Du lịch ngày càng có xu thế gắn với thiên nhiên. Đây chính là một lợi thế để Việt Nam khai thác cảnh quan thiên nhiên nông thôn phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn (NN-NT) gắn với xây dựng nông thôn mới.
UBND tỉnh Lai Châu vừa ban hành kế hoạch số 677/KH-UBND về việc tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2022. Theo đó, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 14 đến 17-4-2022 tại thành phố Lai Châu và các huyện.
Những cánh rừng trên địa bàn xã biên giới SinSuốiHồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu luôn luôn giữ một màu xanh ngắt. Đó là thành quả của sự nỗ lực không biết mệt mỏi của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng SinSuốiHồ, BĐBP Lai Châu, lực lượng Kiểm lâm trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng. Cuộc sống no đủ, người dân chung sức cùng BĐBP bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, duy trì an ninh, trật tự trên địa bàn.
Trong thời điểm mà áp lực phải tái phục hồi kinh tế, xã hội, song song với đẩy lùi dịch Covid-19, nhiều địa phương đã chọn du lịch là hoạt động nòng cốt để đưa đời sống trở lại bình thường. Đây cũng là thời điểm các mô hình du lịch mới có cơ hội ra mắt, chiếm lĩnh và dẫn dắt cộng đồng du lịch theo trào lưu mới.
Sau khi hoạt động du lịch được phép hoạt động trở lại, Lai Châu đã chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện bảo đảm mở cửa đón khách du lịch trong điều kiện bình thường mới theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Các điểm du lịch đã được chỉnh trang, sửa sang lại cơ sở vật chất, cung cấp thêm các sản phẩm du lịch mới cũng như triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Thông qua chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” BĐBP Lai Châu và Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Lai Châu đã có nhiều cách làm sáng tạo trong vận động, hỗ trợ phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, không chỉ đủ sống mà còn có tích lũy. Có được sự đồng hành của BĐBP và Hội LHPN các cấp mà cụ thể là hỗ trợ sinh kế để phát triển kinh tế, nhiều phụ nữ vùng biên Lai Châu đã trở thành những tấm gương điển hình. Dịch Covid-19 bùng phát và người ta lại càng hiểu hơn về giá trị của việc được giúp đỡ hỗ trợ sinh kế bền vững.