Chiều 14/12, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện mô hình “Ánh sáng vùng biên” giai đoạn 2019-2022. Dự hội nghị có các đồng chí: Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phạm Thị Hân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương…
Những năm qua, cùng với thực hiện tốt công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, Đồn Biên phòng Cà Xèng, BĐBP Quảng Bình đã triển khai có hiệu quả Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biên phòng”. Sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương của những người “bố nuôi” mang quân hàm xanh đã giúp nhiều em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đến trường học tập, tiếp thêm nghị lực để các em nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.
Nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, BĐBP đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình, mô hình thiết thực hỗ trợ chị em phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm chủ cuộc sống. Bên cạnh đó, các đồn Biên phòng trên các tuyến biên giới cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình nhằm góp phần xóa bỏ định kiến giới cho đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Tròn 24 tuổi, chàng trai người Rục Cao Xuân Long được bà con tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, Trưởng bản kiêm Trưởng ban công tác mặt trận bảnMòOỒỒ (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Suốt 3 năm qua, một mình gánh trọn “ba vai”, Cao Xuân Long luôn nỗ lực, cố gắng làm tốt công việc, từng bước cùng đồng bào thay đổi diện mạo của bản làng.
Những năm qua, BĐBP Quảng Bình luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân biên giới. Khi đói nghèo từng bước được đẩy lùi, nhận thức pháp luật đầy đủ hơn, nhân dân trên địa bàn tin tưởng, đồng hành cùng BĐBP, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững bình yên ở khu vực biên giới.
Nhận được tin trúng tuyển vào ngành Sư phạm mầm non, Trường Đại học Sư phạm Huế, nữ sinh Cao Thị Hằng (dân tộc Rục, ở bảnMòOỒỒ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) vui mừng khôn xiết. Hành trình chinh phục con chữ cuối cùng đã có kết quả, sau bao nhiêu nhọc nhằn, gian khổ. Ngày hôm nay, cô gái nhỏ được sinh ra và lớn lên giữa đại ngàn đã bước chân vào cánh cửa đại học, mang theo bao ước mơ và hoài bão lớn lao.
Hiện nay, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trong khu vực Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đang từng bước từ bỏ việc săn bắt thú, khai thác gỗ rừng trái phép. Sự thay đổi về ý thức, hành động của người dân có được nhờ sự kiên trì, bền bỉ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Xèng, BĐBP Quảng Bình và các lực lượng chức năng.
Khi đã giúp nhân dân biên giới thoát được cái đói, cái nghèo, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Quảng Bình tiếp tục dồn sức triển khai các chương trình nâng cao đời sống cho đồng bào, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo an ninh trật tự địa bàn biên giới. Những công trình mang tên "Ánh sáng vùng biên" đang thực sự làm thay đổi diện mạo của những bản làng biên giới.
Để giúp đồng bào Rục 3 bản: Ón, Yên Hợp, MòoỒỒ (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) chủ động ứng phó với bão số 5, Đồn Biên phòng Cà Xèng, BĐBP Quảng Bình đã tiến hành các biện pháp hỗ trợ, cũng như tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân trong phòng, chống bão lụt, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai.
Để sẵn sàng ứng phó với diễn biến của bão và mưa lớn trong những ngày tới trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các đơn vị, đồn Biên phòng trên hai tuyến biên giới nắm chắc diễn biến của bão, tình hình thời tiết để triển khai các phương án phòng chống cụ thể.
Chỉ cách trung tâm xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) 12 cây số, nhưng các bản: Ón, Yên Hợp, MòOỒỒ dễ dàng trở thành ốc đảo vào những ngày mưa lũ vì con đường độc đạo bị ngập sâu dưới nước. Bởi vậy mà cây cầu vượt lũ do Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình khởi công, đưa vào sử dụng đã trở thành “giấc mơ có thật” của đồng bào Rục ở khúc đoạn Trường Sơn này.
Ngày 23-8, tại bản Ón, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình, Đồn Biên phòng Cà Xèng (BĐBP Quảng Bình) phối hợp với chính quyền địa phương, các nhà tài trợ tổ chức khánh thành cầu vượt lũ cho đồng bào Rục.
Với hơn 33 năm công tác trong BĐBP, Đại tá Nguyễn Thành Phú, nguyên Trưởng ban Tuyên huấn, Phòng Chính trị BĐBP Quảng Trị đã đặt chân đến khắp miền biên cương Tổ quốc, tận mắt chứng kiến sự khó khăn, gian khổ, hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia của những người chiến sĩ Biên phòng và bà con các dân tộc nơi biên giới. Vì thế, viết về đề tài biên giới và người chiến sĩ Biên phòng luôn là nỗi lòng trở trăn, đau đáu của anh.
Đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, thông tin hạn chế, nhưng ở nhiều nơi vốn được coi là “vùng lõm” trên biên giới, tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đạt mức 100%. Đồng bào La Hủ, Đan Lai, Chứt, Rục, Mày… đã tự tay bỏ lá phiếu bầu cho đại biểu đủ tài và tâm huyết, góp phần làm đổi thay quê hương biên giới.