Văn hóa có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng tinh thần, động lực phát triển của xã hội. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nền văn hóa đặc sắc, độc đáo, kết tinh từ thành quả lao động sáng tạo của nhân dân ta đã ra đời trong công cuộc lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai, địch họa, giặc ngoại xâm để bảo vệ và dựng xây đất nước “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Bác Hồ kính yêu.
Nước ta có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), mỗi dân tộc lại có một sắc thái văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa truyền thống vô cùng đặc sắc và phong phú. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê K’đăm cho rằng, thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng các DTTS chính là biện pháp nhằm khơi nguồn sức mạnh mềm của văn hóa dân tộc, tạo ra sức mạnh nội sinh, là nguồn lực và động lực to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững và hội nhập quốc tế.
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong suốt chặng đường lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của văn hóa và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sức mạnh của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước, trong đó có văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS).
Việt Nam hiện có 54 dân tộc anh em, trong đó, khoảng 30 dân tộc thiểu số (DTTS) có chữ viết, tiêu biểu như: Tày, Thái, Hoa, Khmer, Nùng, Mông, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Chăm, M’Nông... Tuy nhiên, xu hướng hội nhập văn hóa đã làm suy giảm ngôn ngữ “mẹ đẻ” của nhiều DTTS. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các DTTS là một trong những giải pháp cấp thiết trước mắt và lâu dài để giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, BĐBP đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình, mô hình thiết thực hỗ trợ chị em phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm chủ cuộc sống. Bên cạnh đó, các đồn Biên phòng trên các tuyến biên giới cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình nhằm góp phần xóa bỏ định kiến giới cho đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của Hiến pháp đã được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, được thể chế và cụ thể hóa trong các văn bản luật.
Để tiết kiệm thời gian, công sức, tăng năng suất, hiệu quả trong lao động sản xuất, nhiều nông dân đã đầu tư mua sắm các loại máy móc nông cụ nhằm cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Những tiện ích từ việc cơ giới hóa ai cũng thấy rõ, tuy nhiên, nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ) khi sử dụng máy móc nông nghiệp là vấn đề cần cảnh báo đối với bà con nông dân.
39 tác phẩm hội họa bằng chất liệu sơn dầu và acrylic trong triển lãm “Tình biên viễn” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mới đây của họa sĩ Đỗ Quyên Hoa đã khắc họa chân thực cuộc sống giản dị, giàu sức sống của người dân vùng đất Tây Bắc. Đây là triển lãm cá nhân đầu tiên của chị ghi lại những cảm xúc của mình về miền Tây Bắc mến thương.
Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn quan tâm tới công tác tôn vinh cũng như phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn. Từ đó, giúp hồi sinh những lễ hội, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc có nguy cơ mai một, đẩy lùi tập tục lạc hậu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Vài năm gần đây, tại nhiều địa phương trên cả nước đang nở rộ dịch vụ “homestay” (lưu trú tại nhà). Nhiều bản làng bình yên, khép kín của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) bỗng được “đánh thức” bởi mỗi tuần có hàng chục đoàn khách du lịch trong nước và quốc tế ghé thăm. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng đang thổi một luồng sinh khí mới cho nhiều bản làng vùng cao. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ các “homestay” thì vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn.
Giữa thời bình nhưng nhiều cán bộ, chiến sĩ BĐBP thực hiện nhiệm vụ đấu tranh với tội phạm ma túy luôn phải đối mặt với ranh giới giữa sự sống và cái chết. Nhiều người đã anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời. Bị thương nặng trong khi truy bắt tội phạm ma túy nguy hiểm, Trung tá Lê Tuấn Hải, Trợ lý Phòng Trinh sát, BĐBP Thanh Hóa vẫn tiếp tục nỗ lực, mưu trí, dũng cảm, lập nhiều thành tích, tỏa sáng phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trên trận tuyến phòng, chống tội phạm ma túy.
Sinh năm 1983 tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhạc sĩ Tô Văn (tên đầy đủ là Tô Ngọc Văn, hiện là giáo viên môn Âm nhạc tại Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) đã gắn bó với mảnh đất và con người Lai Châu từ hơn 10 năm trước. Với tài năng âm nhạc thiên phú cùng tình yêu cháy bỏng, anh đã đưa được “hồn” mảnh đất này vào trong âm nhạc.
Trải qua các kỳ họp Quốc hội (QH), những đại biểu QH là người dân tộc thiểu số (DTTS) đã chứng tỏ phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và uy tín của mình. Tại QH khóa XV, các đại biểu DTTS tiếp tục là cầu nối, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đồng bào DTTS, góp phần không nhỏ vào thành công của QH, nhất là trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chính sách dân tộc (CSDT) của Đảng, Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao đời sống của người dân khu vực DTTS và miền núi.
Có thể nói, mùa xuân là mùa đẹp nhất, tràn đầy sức sống nhất trong bốn mùa. Mùa xuân cũng là nguồn cảm hứng thi ca bất tận của các thi sĩ. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất trong một đời người. Sức trẻ cũng là nguồn cảm xúc vô biên của thi ca, của cái đẹp, rạo rực thanh xuân với bao cung bậc tâm trạng. Sức xuân càng làm cho sức trẻ tươi mới và sức trẻ càng làm cho sức xuân căng tràn nhựa sống...