Những năm qua, BĐBP Kiên Giang đã có nhiều chính sách, chủ trương phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong thực hiện các hoạt động chăm lo cho đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS). Những việc làm thiết thực của BĐBP đã góp phần đưa chính sách dân tộc của Đảng vào cuộc sống, củng cố và tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu vực biên giới (KVBG) tỉnh Kiên Giang.
Sáng 2/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị giao ban thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự antoàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng.
Tiền Giang có 8 xã biên giới biển nằm dọc theo đường bờ biển dài 32 km. Đây được đánh giá là một trong những khu vực trọng điểm có nhiều yếu tố phức tạp về tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy. Theo đó, thời gian qua, BĐBP Tiền Giang và lực lượng Công an tỉnh đã đẩy mạnh nhiều hoạt động phối hợp để chủ động đấu tranh, ngăn chặn tội phạm ma túy ở khu vực biên giới (KVBG) biển.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng giải thích: “Tuyên truyền là đem một phần việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm, nếu không đạt được mục tiêu đó thì tuyên truyền thất bại”. Đặc biệt, tại khu vực biên giới, biển đảo, do nhiều khó khăn, vướng mắc đặc thù và nhất là những rào cản về ngôn ngữ thì công tác tuyên truyền đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn đối với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.
Những năm qua, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh được xác định là nhiệm vụ cốt lõi trong thực thi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia của BĐBP Quảng Ngãi. Để làm được điều này, đơn vị đã triển khai nhiều chương trình, mô hình tăng cường cán bộ, đảng viên về cơ sở tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 623-NQ/QUTW, ngày 29/10/2012 của Quân ủy Trung ương về lãnh đạo công tác hậu cần Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo (gọi tắt là Nghị quyết 623), Đảng ủy, Bộ Chỉ huy, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong BĐBP Thái Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả công tác hậu cần sát với tình hình thực tiễn của đơn vị.
Thời gian qua, Đồn Biên phòng Lạch Kèn, BĐBP Hà Tĩnh luôn chú trọng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là kiến thức biển, đảo đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Mới đây, Đồn Biên phòng Lạch Kèn đã ký kết chương trình phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.
75 năm qua, công tác chính sách, chăm lo người có công với cách mạng và Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai toàn diện, sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực.
6 tháng đầu năm 2022, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến khó lường; trong nước có những thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có nhiệm vụ công tác biên phòng. Trước tình hình đó, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác quân sự, quốc phòng; lãnh đạo, chỉ đạo toàn lực lượng đoàn kết, thống nhất, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác biên phòng, một số nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.
Đóng quân ở đảo xa, quản lý địa bàn rộng, phức tạp về an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội, nhưng những năm qua, Biên phòng cửa khẩu cảng (CKC) Dương Đông, BĐBP Kiên Giang đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ, phối hợp tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo cũng như phòng, chống dịch (PCD) Covid-19.
Thực hiện Nghị quyết số 623-NQ/QUTW ngày 29/10/2012 của Quân ủy Trung ương về công tác hậu cần Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo, ngành hậu cần BĐBP thành phố (TP) Đà Nẵng đã khắc phục khó khăn, phát huy mọi nguồn lực để xây dựng tiềm lực hậu cần khu vực phòng thủ trong thế trận quốc phòng toàn dân. Việc đáp ứng tốt nhu cầu làm việc, sinh hoạt, học tập của bộ đội đã góp phần quan trọng vào công tác xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện cũng như thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới vùng biển, đảo Tổ quốc.
Hàng năm, khu vực biên giới tỉnh Quảng Bình thường phải gánh chịu nhiều đợt mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Trước mùa mưa bão năm 2022, BĐBP Quảng Bình đang chủ động triển khai các biện pháp, phương án để cùng chính quyền địa phương, lực lượng chức năng đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Ngư trường hẹp, sản lượng cá ít, trong khi giá dầu tăng cao, giá thủy sản thấp khiến cho ngư dân vùng biển Thuận An thua lỗ nặng. Nhiều ngư dân phải giảm tần suất đi biển, thậm chí để tàu cá nằm bờ cầm cự, mong vượt qua được cơn “bão giá” đang hoành hành.
Mùa Hè nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm nên nguy cơ cháy nổ ngày một gia tăng. Trước tình hình đó, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Kho Hậu cần tổng hợp 101 (HCTH 101), Cục Hậu cần BĐBP đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác phòng, chống cháy nổ (PCCN) tại các phân kho, qua đó, góp phần đảm bảo antoàn tuyệt đối cho hệ thống kho tàng, xăng dầu, hàng hóa, trang thiết bị kỹ thuật tại đơn vị. Đồng thời, giúp cho công tác bảo quản, vận chuyển hàng hóa luôn đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.