Nếu cần tìm một chứng nhân nói về tình quân dân trên biên giới bên dòng Pô Cô thuộc xã Ia O, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) thì đó chắc chắn phải là già làng Kloong - ông Rơ Châm Hloăk. Nói như thế là bởi, kể từ ngày còn “ngủ trên lưng mẹ” đến nay - đã hơn 72 “mùa rẫy” đi qua, già làng Rơ Châm Hloăk vẫn gắn bó với ngôi làng thân thương của mình. Và đặc biệt, ông chính là một trong những học viên đầu tiên của lớp học xóa mù chữ do Đồn Biên phòng Ia O, BĐBP Gia Lai tổ chức cách đây hơn 30 năm về trước. Với già làng Kloong, những câu chuyện về người lính Biên phòng luôn là những kỷ niệm đẹp nhất…
Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng, một trong những cộng sự gần gũi nhất của Bác Hồ, lúc sinh thời nói chuyện với các cán bộ làm việc trong cùng cơ quan như sau: “Bác Hồ là người nhìn xa trông rộng, lúc nào cũng dự đoán được rất đúng những sự việc sẽ xảy ra...”. Và những vần thơ chúc Tết của Bác Hồ là một tài sản văn hóa, lịch sử vô giá của dân tộc ta. Đó không chỉ là “Mấy lời thân ái nôm na/ Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân…”, mà còn là những dự báo lịch sử, những chỉ đạo chiến lược cách mạng được truyền đạt bằng thơ đến với đồng bào, chiến sĩ cả nước.
Có một địa danh lịch sử đã trở thành một địa chỉ văn hóa, một di tích truyền thống cách mạng, một điểm hẹn của lòng tự hào muôn người con đất Việt gửi gắm bao niềm tin yêu, đó là bến Nhà Rồng - nơi Bác Hồ kính yêu ra đi tìm đường cứu nước cách đây 111 năm. Đó cũng chính là “địa chỉ đỏ” đón chào hàng chục ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về Bác và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Tháp Nhạn tọa lạc tại phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; người Ê Đê và Gia Rai gọi là tháp Kơ H’Meng, người Kinh gọi là tháp Chàm, còn người Chăm gọi là đền Kalan. Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII, là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Tổng Bí thư chỉ rõ phát triển nhanh nhưng phải bền vững, tránh tư tưởng chủ quan, thỏa mãn, nhất là với một tỉnh có tốc độ phát triển bứt phá như Quảng Ninh.
Sắc Xuân chính là sắc xanh, màu xanh của sự sống, màu xanh của hy vọng. Và trong tháng 3 mùa Xuân này có Ngày Truyền thống của BĐBP (3-3-2022) - Đó chính là sắc Xuân, sắc xanh của màu áo Biên phòng, của những người lính quân hàm xanh.
Trong những ngày cuối năm 2021, nhạc sĩ Lê Minh đã cho ra mắt Album “Cung bậc của núi rừng” trên kênh YouTube “Lê Minh - Con nhện tìm duyên” của mình. Đó là 9 ca khúc về những vùng núi rừng mà người nhạc sĩ xứ Thanh đã chắt lọc trong từng lời ca, giai điệu qua lời thơ của bạn bè ông, góp thêm những bản nhạc hay về đề tài hết sức hấp dẫn này.
Nghe và cảm nhận ca từ trong bài hát “Hà Giang quê mình” của nhạc sĩ Đoàn Thu Trà (thơ Lại Quốc Tĩnh), tôi cứ nghĩ, tác giả thơ phải là người sinh ra, lớn lên và “ngụp lặn” trong văn hóa của mảnh đất địa đầu. Chưa hết, anh còn đưa tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi say sưa nói về du lịch ở nơi này với tầm nhìn dài hơi và rất bài bản, chuyên nghiệp.
Mặc dù đã được đọc một số bàithơ thể lục bát do nhà thơ Đỗ Trọng Kim chuyển thể từ những câu chuyện cổ tích Việt Nam đăng trên Facebook nhưng khi được nhà thơ Đỗ Trọng Kim tặng tập “Truyện thơ cổ tích và lịch sử Việt Nam” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn), tôi không khỏi bất ngờ về sự độc đáo và hấp dẫn của tập thơ đặc biệt này.
Thời điểm vài năm trước, sau hiệu ứng của bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” với nhiều cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ được quay tại Phú Yên khiến tỉnh này nổi lên như một hiện tượng về du lịch, lượng du khách đến đây tăng vọt. Thế nhưng, vùng đất duyên hải Nam Trung bộ này đã không giữ vững được “phong độ”, lượng khách du lịch nhanh chóng chững lại.
Trước năm 1975, đảo Thổ Chu có rất nhiều người dân sinh sống, nhưng đầu tháng 5-1975, một toán quân Khmer Đỏ đã đột kích chiếm đóng đảo và tàn sát hơn 500 người dân. Hơn hai tuần sau quân đội ta đã đánh chiếm lấy lại Thổ Chu. Hôm nay, Thổ Chu đã hồi sinh và phát triển diệu kỳ.
Ngày 9-5-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm đảo Cô Tô. Đây là một trong 9 lần Người về thăm Quảng Ninh, cũng là chuyến đi đặc biệt đến với đảo tiền tiêu trên miền Đông Bắc Tổ quốc. Cũng chính nơi này, từ tình cảm to lớn của nhân dân trên đảo, Bác Hồ đã đồng ý cho dựng tượng của mình khi Người còn sống. Giờ đây, Cô Tô đã trở thành “viên ngọc sáng” giữa trùng khơi, là địa chỉ đỏ để du khách khám phá du lịch, văn hóa, lịch sử.
Hôm đầu tiên đến Bộ Chỉ huy BĐBP Đắk Lắk liên hệ công tác, khi biết mong muốn của tôi là được đến các đồn Biên phòng để ghi chép, ký họa trực tiếp hình ảnh người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ, Trung tá Nguyễn Doãn Hòa, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP Đắk Lắk gật gù, tâm đắc: “Đến với BĐBP là đến với sắc xanh của đại ngàn, ngoài vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng còn lắng đọng tình đoàn kết, sâu nặng nghĩa tình quân dân”.
Trong giới nhạc sĩ, chắc hẳn không ai xa lạ với cái tên Xuân Nhật - nhạc sĩ của những tình khúc về biển. Dường như âm thanh của biển, tiếng sóng hát, tiếng gió vờn tóc… tất cả đã in sâu trong lòng người nhạc sĩ của biển cả này. Để rồi trong các sáng tác của ông luôn luôn thường trực hình ảnh sống động về biển, đảo của quê hương.
Ngày 22-4-2019 là tròn 60 năm Ngày Báo Biên phòng ra số đầu tiên. Suốt chặng đường 60 năm xây dựng và trưởng thành, Báo Biên phòng đã trở thành người bạn thân thiết, tin cậy của cán bộ, chiến sĩ BĐBP và đồng bào các dân tộc trên mọi miền biên cương của Tổ quốc. Nhân dịp này, chúng tôi xin đăng tải những kỷ niệm, những trải lòng của một số đồng chí nguyên lãnh đạo, phóng viên của Báo Biên phòng.