18 năm đằng đẵng đứng bờ Bắc ngóng về bờ Nam, vời vợi nỗi nhớ vợ con, nỗi lòng của người lính gác đèn biển Phan Văn Đồng bên bờ sông Bến Hải đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp chuyển tải thành bài ca “Câu hò bên bờ Hiền Lương”. Hơn 50 năm hòa bình lập lại, hai bờ đã chung một nhịp cầu, nhưng bài hát ấy vẫn vang mãi, như khúc tình ca về tình yêu, lòng thủy chung sắt son đôi bờ vĩ tuyến.
Việc đặt đồng bào dân tộc thiểu số vào vị trí làm chủ các hoạt động văn hóa vừa giúp giảm tải áp lực cho chính quyền, vừa nâng cao trách nhiệm của cộng đồng này trong bảo tồn và phát huy di sản.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi thư và lẵng hoa chúc mừng tới lãnh đạo Lào và Campuchia.
Là người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa Dao -Tuyên Quang, nhưng nhà văn, nhà nghiên cứu Bàn Minh Đoàn cho rằng, bản thân ông cũng chưa có điều kiện khai thác được hết những cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc mình. Vì vậy, có chút thời gian rảnh là ông lại tranh thủ đi đến các bản, làng gặp các nghệ nhân, các thầy Tào, thầy cúng để sưu tầm, tìm hiểu, ghi chép tư liệu phong tục tập quán, những làn điệu dân ca, dân vũ...
Nhiều năm qua, Đại úy QNCN Nguyễn Viết Lam, phóng viên Báo Biên phòng đã trích một phần tiền lương, nhuận bút hằng tháng để hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống ở khu vực biên giới được đến trường học tập.
Những năm qua, Hội Phụ nữ Thanh lịch thành phố Đà Nẵng đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thẩm mỹ, tích cực góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và trở thành một nét đẹp trên hành trình xây dựng thành phố đáng sống.
Khi nói đến huyện Tân Châu (tỉnh An Giang), người ta nghĩ ngay đến xứ lụa, bởi những thước vải lụa Lãnh Mỹ A vang bóng một thời đã làm nên thương hiệu đặc trưng cho vùng đất này. Trải qua bao thăng trầm, lụa Tân Châu dần dần bị mai một khiến bao người thợ nghề phải trăn trở, tiếc nuối. Nhưng rồi, qua bao năm tháng bĩ cực, làng nghề dệt lụa Tân Châu đang từng bước hồi sinh trở lại.
Khép lại năm 2022, tổng thu từ khách du lịch tại Việt Nam ước đạt 425 nghìn tỷ đồng, với 2,1 triệu lượt khách quốc tế, 91,8 triệu lượt khách du lịch nội địa. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, sau hai năm bị ngưng trệ do đại dịch Covid-19.
Huyện Bắc Hà nổi tiếng với tên gọi “cao nguyên trắng”. Đây là một trong 3 huyện nghèo của tỉnh Lào Cai, có 84% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhận thức về hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình của người dân vùng đồng bào DTTS còn hạn chế. Tình trạng tảo hôn (TH), hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) vẫn xảy ra trên địa bàn huyện đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt, sức khỏe, nòi giống của đồng bào các DTTS và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, chính quyền huyện Bắc Hà đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng TH, HNCHT.
Di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam rất đa dạng và phong phú, mang những đặc trưng riêng của văn hóa tộc người. Trong mỗi cộng đồng dân tộc đều có những nghệ nhân tài hoa, dành cả cuộc đời để bảo tồn, gìn giữ, phát huy di sản văn hóa của dân tộc mình.
“Người mẹ thứ 2” là chương trình do Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng nhận đỡ đầu các sinh viên Lào đang học tập trên địa bàn thành phố. Thêm “con” là thêm trách nhiệm, thêm lo lắng, thế nhưng, các bà mẹ ở thành phố biển này chưa bao giờ thấy đó là gánh nặng.
Những ngày tháng 11 se se lạnh. Khắp không gian ngập tràn mùi của rơm rạ sau vụ thu hoạch lúa, mùi của thảo quả chín thơm nồng trên cung đường lên bản người Thái… khiến chúng tôi cứ nao nao. Có lẽ, hẳn rất ít người biết được, trong cộng đồng 25 dân tộc anh em cùng sinh sống, có một bản rất đặc biệt - đó là bản Ngoang ở xã Thẳm Dương, huyện Văn Bàn là bản duy nhất ở tỉnh Lào Cai có đông đồng bào Thái (96/98 hộ là dân tộc Thái). Bản Ngoang còn là bản trồng lúa nếp đặc sản “Khẩu Tan Đón” nhiều nhất xã Thẳm Dương…
Thay vì trao tặng tiền mặt, nhu yếu phẩm, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị tư vấn các nhà hảo tâm trao “chiếc cần câu” là con, cây giống, làm nhà, xây dựng các công trình phúc lợi để người dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Thêm việc là thêm vất vả, nhưng những người lính Biên phòng vẫn sẵn sàng “tính giúp” đồng bào hướng phát triển kinh tế gia đình để vươn lên thoát nghèo.
Một trận lũ lịch sử khiến gần như cả thành phố Đà Nẵng chìm trong biển nước. Có lẽ, người dân thành phố này sẽ không bao giờ quên đêm ngày 14/10 - một đêm rất dài khi lũ bủa vây. Và trong cơn lũ dữ ấy, những người lính Biên phòng Đà Nẵng đã không quản đêm tối, gió mưa, hiểm nguy để ứng cứu tính mạng, tài sản cho nhân dân.
“Hỡi những người Lô Lô cổ/ Và Clao già ở đất này/ Đã phát rẫy làm nương/ Đã khai thiên lập địa/ Sinh ra mảnh đất đầu tiên/ Sinh ra các hang/ Đẻ ra các động…”. Bài cúng lễ truyền thống của người Lô Lô được người già khấn đọc suốt một ngày dài. Khi mặt trời lên ngang đèo, bài cúng kể chuyện người già Lô Lô cổ đưa con cháu men theo rông đá tìm xuống mảnh đất lành phương Nam trú ngụ. Lúc mặt trời đứng bóng, lời thầy cúng gửi lời khấn nguyện của dân bản tới thổ thần, trời đất, cửa làng… Và tới lúc hoàng hôn khuất rặng pơ mu trên đỉnh núi Rồng, ấy là khi bài khấn “Rước đuốc” được xưng tụng bằng giọng kể hân hoan, đầy tự hào về chiến công của người Lô Lô ngàn năm trước đã mưu trí, dũng cảm chiến thắng quân thù.