Già làng Alăng Ger lo lắng khi biết tin cậu thanh niên Alăng Nghe sắp cưới vợ chưa đủ 18 tuổi. Buổi họp nào ông cũng nhắc đi nhắc lại bằng tiếng Cơ Tu và trở thành cụm từ khóa ở bản làng là ca du ca mo (chưa đủ tuổi). Bản Tà Vàng, xã A Tiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam từng tồn tại tục đặt cọc và bắt vợ nên tảo hôn thỉnh thoảng lại xuất hiện..
Nhiều năm qua, với tình thương, trách nhiệm, luôn coi đồng bào các dân tộc như anh em ruột thịt, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Sơn La đã không quản nắng mưa, hằng ngày mang con chữ đến với nhân dân ở khu vực biên giới. Việc làm ý nghĩa đó đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm và góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào vùng biên.
Những tiếng “ê a” đánh vần trong ánh đèn đêm của điểm trường vùng biên giới làm không gian rộn rã dần lên. Lớp học đặc biệt ban đêm miền biên viễn ấy dành cho các chị, các mẹ người đồng bào và cả những người Lào theo học.
Ở ba xã Hướng Lập, Hướng Việt và Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), ngày xuống giống, ngày gặt hái đều là ngày hội đoàn kết, mang dấu ấn của tình quân dân. Ra đồng giúp nhân dân, cán bộ Biên phòng cũng là cán bộ nông nghiệp. Đây là một cách làm hay vì một biên cương ngày mai giàu mạnh.
Ngày lại ngày, những phụ nữ người Mông sinh sống ở vùng cao Tây Bắc cứ cần mẫn, miệt mài như những chú ong thợ, gửi gắm biết bao ước vọng, tâm tư và sự khéo léo, nhẫn nại vào từng sợi lanh. Những đôi bàn tay dù chai sần, nhiều nếp nhăn vẫn âm thầm dệt nên những tấm vải lanh rực rỡ sắc màu, như một cách níu giữ lại hồn cốt, tinh hoa của đồng bào dân tộc mình và trao truyền cho thế hệ tương lai.
Lễ hội Trỉa lúa của cộng đồng người Bru-Vân Kiều ở xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14/7 Âm lịch, nhưng ngay từ đầu tháng, người dân đã nô nức chuẩn bị cho lễ hội lớn nhất trong năm. Trên khắp các bản làng, đâu đâu cũng thấy cảnh nhà nhà, người người, bằng tất cả sự thành tâm cầu mong một mùa tốt tươi, bội thu, cuộc sống no ấm.
Thời gian qua được các cấp ủy, chính quyền tỉnh An Giang xác định thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo “An cư lạc nghiệp”, đặc biệt hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vùng biên giới không đơn thuần chỉ là triển khai một chủ chương, chính sách mà đây thực sự còn là một phong trào mang tính toàn dân và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, được nhân dân đồng tình ủng hộ cao, cũng như khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đồng, gia đình, làng xóm.
Mưa lớn, sạt lở đất từ ngày 4 đến 6/8 tại các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Lai Châu đã khiến 7 người bị chết, 3 người bị thương, nhiều ngôi nhà hư hại. Giao thông tại nhiều địa phương gặp khó khăn do sạt lở đất đá.
Sau thời gian triển khai, các mô hình sinh kế do Đồn biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, BĐBP Thừa Thiên Huế hỗ trợ cho người dân khu vực biên giới xã Trung Sơn, huyện A Lưới đã mang lại những tín hiệu tích cực, từng bước giúp người dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Địa bàn biên giới là nơi sinh sống của hầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là lực lượng có vai trò hết sức quan trọng, góp sức, chung tay cùng với BĐBP thực hiện nhiệm vụ gìn giữ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo sự ổn định, yên bình và phát triển của đất nước.
Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp góp tiền mua tre về trồng dọc theo đường biên giới và bàn giao cho nhân dân quản lý, phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống là cách làm của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Huổi Luông, BĐBP Lai Châu được chính quyền địa phương đánh giá cao. Phên dậu biên cương được “xây” bằng những cây tre thân thuộc với tinh thần đoàn kết gắn bó quân và dân nơi biên giới.
Lễ hội mừng lúa mới là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Vân Kiều sinh sống trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Bởi từ ngàn đời nay, cây lúa luôn gắn kết với mỗi cuộc đời người dân tộc Vân Kiều từ khi lọt lòng cho đến lúc trở về nằm yên phận trong những ngôi nhà mồ nơi khu “rừng ma” của bản. Chính vì thế, lễ hội cúng mừng lúa mới là dịp để người dân tộc Vân Kiều báo cáo và gửi sự cầu mong của mình với các đấng thần linh đã cho họ những vụ mùa bội thu để đời sống của bản làng được đủ đầy.
Tràn đầy nhiệt huyết, năng động, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh là nhận xét chung của mọi người khi nói về cựu chiến binh Nguyễn Văn Luân, sinh năm 1957, hội viên Chi hội khối 2, Hội Cựu chiến binh thị trấn Mường Xén, huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn.
Những năm qua, BĐBP Quảng Bình không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; chú trọng công tác đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân. Đặc biệt, những cán bộ, đảng viên mang quân hàm xanh tăng cường về làm phó bí thư đảng ủy phụ trách cơ sở; tham gia sinh hoạt tại chi bộ bản; phụ trách hộ gia đình khó khăn ở khu vực biên giới đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết quân - dân, tô thắm thêm hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" trong lòng nhân dân biên giới.
Đứng chân trên địa bàn 2 xã đặc biệt khó khăn và phức tạp của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên là Vàng Đán và Nà Bủng, nhiều năm nay, cùng với hoàn thành tốt nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nà Bủng luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần củng cố và xây dựng tình đoàn kết quân dân nơi phên dậu Tổ quốc.