Lừng lững và cô độc, cao vút và rì rào giữa nắng gió trời xanh cao nguyên, Kơ nia đã là biểu tượng của vùng đất này cùng với khan, cồng chiêng, tượng gỗ, nhà mồ..., nhưng bây giờ họa hoằn lắm mới tìm thấy một cây ở tít tắp những làng xa.
Từ một xã nghèo, đặc biệt khó khăn của tỉnh, những năm gần đây, xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Có được kết quả này là nhờ sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương trong việc tập trung mọi nguồn lực, đưa xã Ayun phát triển. Đặc biệt, nhờ công trình thủy lợi Pleikeo đưa nước về ruộng, giúp người dân canh tác lúa 2 vụ, từ đó tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững.
Người J’rai gọi họ là các Ơi, thể hiện sự cung kính. Tuy nhiên, ngày xưa, các nước láng giềng lại xem họ như các Pơtao - “vua”, vì mặc dù không có quyền, không có quân, nhưng tiếng nói của họ là đại diện cho tâm tư, tình cảm, khát vọng của cộng đồng, thậm chí của cả một vùng cư dân rộng lớn quần tụ nơi đại ngàn cao nguyên. Thường ngày, các Pơtao Apuih (vua lửa), Pơtao Ia (vua nước), Pơtao Agin (vua gió) vẫn lao động sản xuất như những “thần dân” khác, tối đến vẫn chén chú chén anh với người cao tuổi và lấy vợ, sinh con. Chỉ khi họ cử hành lễ cúng thì “vóc dáng” của các ngài mới trở nên thần thánh hơn trong mắt của lũ làng...
Do yêu cầu công việc, anh nói rất nhiều: Nói từ sáng đến tối, từ chân nhà sàn - tổ ấm của gia đình cho đến đội công tác địa bàn, từ làng Krông sang làng Klả, từ dưới cánh đồng lúa nước lên nương sắn, nương ngô trải dọc con suối Ia Mơ. Bởi, đơn giản anh sinh ra, lớn lên từ đất làng và đã cống hiến gần như trọn vẹn tuổi thanh xuân cho đất rừng biên giới và giờ đây đang được sống trong vòng tay yêu thương của cộng đồng. Anh là Đại úy Rơ Ô Thuy, người dân tộc Jrai, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Ia Mơ (BĐBP Gia Lai) - người vẫn được bà con gọi bằng cái tên thân thương “ma Chiên” Biên phòng…
Tròn 45 năm về trước, “đường 7” (quốc lộ 25 bây giờ) là con đường huyết mạch nối giữa Tây Nguyên với vùng duyên hải Nam Trung bộ, nơi chứng kiến cuộc tháo chạy lớn nhất lịch sử chiến tranh hiện đại của Quân đoàn ngụy. Gần nửa thế kỷ đi qua, từ một vùng đất bị cày nát bởi bom đạn chiến tranh, giờ đây, “đường 7” đã được khoác lên mình bộ cánh màu xanh tràn đầy sức sống…
Trong đời sống cộng đồng của người dân tộc thiểu số Jrai, tỉnh Gia Lai, trống Hơ Gor không đơn thuần là loại nhạc cụ truyền thống mà còn chứa đựng giá trị tinh thần, mang ý nghĩa linh thiêng trong sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng. Buôn làng nào có trống Hơ Gor to, có bộ chiêng quý, chứng tỏ ở đó có cuộc sống sung túc và quyền uy...
Vào khoảng cuối tháng 4 Dương lịch, mùa khô Tây Nguyên bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Ở vùng “lòng chảo” AyunHạ nằm phía Nam tỉnh Gia Lai - mảnh đất từ xa xưa, người dân bản địa Jrai thường gọi là “vương quốc” của Yang Pơtao Apui (Vua lửa), sức nóng dường như được nhân lên bội phần. Khô khát, ngày qua ngày, con người và cả cỏ cây, muông thú khắc khoải đợi chờ những hạt “nước trời” rơi xuống. Trời “không chịu mưa” thì cúng... Có lẽ, tục lệ cúng cầu mưa của các bậc tiền nhân khởi phát từ điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.
“... Ơi Yàng... hỡi các thần linh... Mẹ ở thượng nguồn sông Ba, cha ở hạ nguồn biển cả... cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu”. Lời khấn của thầy cúng Ksor Lol ở làng Plei R’bai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai) lúc bổng, lúc trầm như đưa du khách về với miền xa thẳm. Giữa cái nắng khô khốc đặc trưng nơi “Vương quốc của vua lửa” Pơtao Apui, lời khấn cầu mưa ấy ngàn năm qua vẫn vang vọng để đến hôm nay trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Trở lại vùng đất Cheo Reo trên con đường 7 (nay là Quốc lộ 25), chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự phát triển mau lẹ của vùng đất mà cách đây 42 năm đầy bom đạn và những cuộc chiến khốc liệt nhất ở Tây Nguyên. Những cung đường rộng mở nối với các buôn làng trù phú, xanh mượt bóng cây. Hai bên đường hàng hóa bày bán đa dạng, những chuyến xe chở đầy mì (sắn), mía, cà phê, hồ tiêu... xuôi ngược, minh chứng cho sự giàu có, phát triển của vùng đất từng là chiến trường ác liệt năm xưa.
Sáng 13-4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai về tình hình phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương.
Tình trạng phá rừng thông lấy đất sản xuất diễn ra âm thầm nhiều năm nay, giờ đây ở huyện Mang Yang (Gia Lai) lại rộ lên và trở thành điểm nóng khó giải quyết. Dư luận đang đặt ra câu hỏi, liệu việc phá rừng này có hay không sự tiếp tay của cán bộ địa phương?
Trong lịch sử, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) gắn liền với sự hình thành các buôn làng và không gian văn hóa độc đáo vật thể, phi vật thể của vùng đất Tây Nguyên. Nét giao thoa văn hóa đậm đà đặc sắc ấy tạo nên một phố núi Ban Mê độc đáo.
Ba huyện Krông Pa, Phú Thiện, Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) được xem là vùng đất gánh chịu nhiều bom đạn thời chiến tranh chống Mỹ, cứu nước ở Tây Nguyên. Cả ba huyện được nối liền với nhau bằng con đường độc đạo, địch liên tục dội bom đạn xuống vùng đất này. 41 năm sau ngày giải phóng, những thương tích đã được hàn gắn, thay vào sự hoang tàn là những thị trấn, thị tứ, những buôn làng trù phú, no ấm.
Tuyến đường 7 (Quốc lộ 25) bây giờ xe chạy thật dễ dàng, trong đó, cung đường chạy từ cuối xã Ia Rtô cho đến thị trấn Phú Túc gần như đã hoàn chỉnh và được mở rộng không phải qua đèo Tô Na. Kết quả này đang mở ra triển vọng phát triển cho cả một vùng rộng lớn Đông Nam Gia Lai. Ở chân đèo Tô Na, phía Nam thị xã Cheo Reo ngày ấy và bây giờ đã đi vào huyền sử những chứng tích hào hùng của dân tộc mà 40 năm trước, nơi đây chặt đứt một cánh quân của chính quyền Sài Gòn rút chạy co cụm về đồng bằng. Ngày nay, hai bên đường 7 đã phủ kín một màu xanh bạt ngàn của lúa, hồ tiêu, cùng những vườn cây ăn trái và những ngôi nhà mới.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh tăng cường, từ chiều tối ngày 14-11 đến chiều 15-11, nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có mưa lớn, nước lũ dâng cao, có 2 cô giáo đã bị lũ cuốn trôi trên đường đi dạy học.