Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ tư, 27/09/2023 12:59 GMT+7

Từ khóa: "Alăng Thân"

Già Alăng Ró với niềm đam mê tạc tượng gỗ của đồng bào Cơ Tu

Già Alăng Ró với niềm đam mê tạc tượng gỗ của đồng bào Cơ Tu

Trong hành trình về xã vùng cao Tà Pơơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam công tác, chúng tôi cùng anh Bling Ưi, cán bộ UBND xã Tà Pơơ theo con đường bê tông dẫn vào thôn Vinh xuyên qua những tán rừng khi trời đang mưa rả rích. Tại đây, chúng tôi bị cuốn hút bởi đôi tay thoăn thoắt, sạm đen của già Alăng Ró với sự miệt mài, khéo léo trong từng nhát đục để hoàn thành bức tượng gỗ “Người đàn ông Cơ Tu ôm con chim thiêng Trinh” do bà con Cơ Tu trong thôn đặt hàng.

Sát cánh cùng nhân dân vượt qua hoạn nạn

Sát cánh cùng nhân dân vượt qua hoạn nạn

Trong những ngày đầu năm mới, tại địa bàn thôn A Râng, xã A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã xảy ra vụ hỏa hoạn khiến nhà cửa, tài sản của 5 hộ dân bị thiêu rụi. Khi phát hiện vụ việc, Đồn Biên phòng A Xan, BĐBP Quảng Nam đã cử lực lượng khống chế đám cháy, sau đó, đơn vị tìm cách hỗ trợ nhân dân sớm ổn định cuộc sống.

Người đàn ông Cơ Tu với niềm đam mê ché cổ

Người đàn ông Cơ Tu với niềm đam mê ché cổ

Dưới cái nắng oi bức của mùa Hè, theo chân anh Ating Đlông, cán bộ văn hóa xã Tà Lu, chúng tôi đến thăm nhà anh Alăng Thân (51 tuổi), dân tộc Cơ Tu ở tổ đoàn kết Aréh (thôn Aréh - Đhrồng, xã Tà Lu, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam). Khi vừa bước chân vào nhà, trước mắt chúng tôi là căn nhà rộng rãi, thoáng đãng. Chúng tôi đã thật sự bị “choáng” bởi rất nhiều ché cổ được anh Thân trưng bày kín cả ba gian trong ngôi nhà của mình một cách ngay ngắn, thẳng hàng...

Vang xa tiếng kẻng vùng biên Đắc Tôi

Vang xa tiếng kẻng vùng biên Đắc Tôi

Mới đây, có dịp trở lại thăm xã vùng biên Đắc Tôi, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi chứng kiến sự đổi thay vượt bậc của vùng đất này. Những ngôi nhà của bà con đồng bào dân tộc Tà Riềng còn thơm mùi gỗ mới, đường giao thông nông thôn trải thảm bê tông đến tận các thôn; điện, trạm y tế, trường mẫu giáo, trung tâm văn hóa, thể thao, nhà sinh hoạt cộng đồng các thôn được xây dựng kiên cố. Nhưng ấn tượng nhất với chúng tôi là mô hình “Tiếng kẻng vùng biên” đã góp phần làm đổi thay đời sống của người dân vùng biên xa xôi này…

Chiếc nỏ trong đời sống của người Cơ Tu

Chiếc nỏ trong đời sống của người Cơ Tu

Đến thôn Bhờ Hôồng 1, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam vào một ngày cuối Thu, chúng tôi rất ấn tượng khi được giới thiệu về một loại vũ khí thông dụng, gắn bó với người Cơ Tu trước đây, đó là chiếc nỏ mà người Cơ Tu thường gọi là pa'nanh. 

Xây dựng pháo đài của Đảng ở biên giới (bài 5)

Xây dựng “pháo đài” của Đảng ở biên giới (bài 5)

Nhiều năm qua, công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biên giới đặc biệt khó khăn là vấn đề thách thức của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chủ trương đưa cán bộ, đảng viên BĐBP về tăng cường tại các xã biên giới để củng cố tổ chức đảng và chính quyền địa phương đã đem lại nhiều kết quả trong hoạt động thực tiễn.

Đón Tết Bun Pi May trên đất nước Triệu voi

Đón Tết Bun Pi May trên đất nước Triệu voi

Đoàn xe của chúng tôi chạy chậm chạp, lách qua đoàn rước nữ Chúa Xuân của bà con các bộ tộc Lào ở huyện Đắc Chưng, tỉnh Sê Kông (Lào). Ði theo đoàn rước là dòng người nối tiếp nhau, vừa đi, vừa múa hát trong tiếng trống rộn vang. Người dân sinh sống hai bên đường tươi cười té nước mát cho đoàn người và cả những thành viên trong đoàn công tác của chúng tôi, sau khi không quên chúc nhau những lời tốt đẹp nhất của năm mới.

Huyền thoại Tây Giang

Huyền thoại Tây Giang

Cho đến bây giờ, mọi người vẫn không thể lý giải nổi tại sao, một con người với vóc dáng nhỏ bé, chỉ ăn cơm với măng rừng lại có thể vượt thác, băng rừng dưới làn bom đạn của giặc Mỹ, để gùi hàng trăm tấn súng, đạn cho bộ đội. Đó là những điều người ta vẫn nhớ về Anh hùng A Lăng Bhuốch - một người con huyền thoại của núi rừng Quảng Nam. 

Nối rộng vòng tay yêu thương

Nối rộng vòng tay yêu thương

Hằng năm, nhân Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam thường phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức Đoàn công tác xã hội, đến với đồng bào và các em nhỏ nơi biên giới của tỉnh, với những hoạt động thiết thực như: Khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà. Qua đó, đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân vùng biên.  

Già Mia với nghề đan gùi truyền thống của người Cơtu

Già Mia với nghề đan gùi truyền thống của người Cơtu

Đến xã vùng cao Tàb Hing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi cùng Pơloong Hải, Trưởng ban Văn hóa xã, đến thăm và trò chuyện với già làng người Cơtu Alăng Mia (75 tuổi), ở thôn Pà Ting. Bên mái hiên của căn nhà sàn cạnh Quốc lộ 14D, già Mia đang mải mê đan gùi.

Rộn ràng dựng Gươl

Rộn ràng dựng Gươl

Tây Giang (Quảng Nam) được xem là nơi vẫn còn lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng của dân tộc Cơ Tu. Trong đó, mô hình gươl làng luôn được người dân nơi đây bảo tồn, giữ gìn qua nhiều thế hệ. Việc xây dựng gươl tại các thôn đã tô đậm thêm giá trị văn hóa Cơ Tu ngày càng đậm đà, tạo được niềm tin vững bền cho người dân trước nguy cơ văn hóa bản địa đang bị mai một dần.

Người lưu giữ nghề đan lát trên dãy Trường Sơn

Người lưu giữ nghề đan lát trên dãy Trường Sơn

Tại làng BơHôồng 1, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, Quảng Nam có một già làng luôn tâm huyết với văn hóa truyền thống của tổ tiên người Cơ Tu. Hằng ngày, ông đến nhà Gươl của làng để hướng dẫn cho lớp thanh niên trong làng từ cách đánh trống, đánh chiêng đến cách quấn từng tấm choàng, tấm khố và tận tâm bày cho lớp trẻ Cơ Tu biết đan lát. Ông là già làng Bh'Nướch Bảo (77 tuổi), dân tộc Cơ Tu, là người đan lát đẹp nhất nhì huyện Đông Giang hiện nay.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam thăm, chúc tết tại huyện Biên giới Nam Giang
ZALO