Biên phòng - Chương trình phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tư lệnh BĐBP trong những năm qua là cầu nối hiệu quả đưa văn hóa đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, để người dân ở đây được thụ hưởng các giá trị văn hóa, trên cơ sở đó cổ vũ, đoàn kết các dân tộc, khơi dậy niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
BĐBP đã xây dựng được nhiều điểm sáng văn hóa ở biên giới, khơi dậy văn hóa đọc cho đồng bào, giúp đồng bào bảo tồn văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần ở khu dân cư. Tiến trình ấy sẽ còn tiếp tục lan tỏa thành hệ sinh thái, môi trường, không gian văn hóa, làm sâu sắc hơn bản sắc văn hóa của 54 dân tộc, xây dựng con người thời đại mới, vừa giữ gìn, bồi đắp văn hóa truyền thống, vừa hướng tới tương lai.
Phụ nữ Nhà Văn hóa BĐBP tổ chức tuyên truyền về Đảng, Bác Hồ và truyền thống của QĐND Việt Nam anh hùng cho chiến sĩ mới, năm 2019. Ảnh: Hoàng Anh
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Pò Hèn và cô gái Dao Thanh Y tham gia Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh năm 2021. Ảnh: Quốc Toàn
Một tiết mục kịch thông tin tuyên truyền của BĐBP Quảng Nam tham gia Hội diễn Đội Tuyên truyền Văn hóa tuyến biên giới, biển đảo lần thứ X, khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2019. Ảnh: Thúy Hằng
Cán bộ Đồn Biên phòng Ia Puch, BĐBP Gia Lai và già làng Siu PhYin, làng Ia Puch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai trao đổi về việc gìn giữ trang phục truyền thống của dân tộc Gia Rai (ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19). Ảnh: Thúy Hằng
Cán bộ Đồn Biên phòng Thạnh An, BĐBP thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị triển lãm ảnh ngoài trời về lịch sử truyền thống tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19). Ảnh: Thụy Văn
Chiến sĩ BĐBP Phú Yên tham gia tìm hiểu nhạc cụ cổ, dàn đàn đá Tuy An tại Khu du lịch Gành Đá Đĩa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên (ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19). Ảnh: Thúy Hằng
Lễ hội Hoa Ban năm 2023 được tỉnh Điện Biên tổ chức cùng với Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc lần thứ VII với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Lễ hội Hoa Ban năm nay đã làm nên bức tranh tổng hòa lung linh màu sắc, hội tụ và giao thoa các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên, mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm hấp dẫn, khó quên.
Xuất phát từ câu chuyện có thật về lá thư tình không kịp gửi của liệt sĩ Nguyễn Thái Hòa (người lính tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc), sau 34 năm mới đến tay người nhận mà nhạc sĩ Kiên Ninh đã sáng tác ca khúc “Lá thư trong ba lô”. MV ca khúc cùng tên đã ra đời và giới thiệu đến công chúng trong những ngày giữa tháng 2/2023, qua giọng hát truyền cảm của Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Hưng (Trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam).
Được ví như nơi chưng cất giá trị văn hóa, bia Ma nhai tại Khu du lịch danh thắng Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn) là di sản đầu tiên ở thành phố Đà Nẵng được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đi cùng với niềm tự hào sở hữu những giá trị văn hóa vượt thời gian của di sản này, thành phố Đà Nẵng sẽ có những biện pháp tích cực để phát huy giá trị cũng như bảo tồn cho thế hệ mai sau.
Tại huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, những lớp truyền dạy cồng chiêng, múa Tung tung da dá được thực hiện và duy trì thường xuyên, góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Cơ Tu trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Là người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa Dao -Tuyên Quang, nhưng nhà văn, nhà nghiên cứu Bàn Minh Đoàn cho rằng, bản thân ông cũng chưa có điều kiện khai thác được hết những cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc mình. Vì vậy, có chút thời gian rảnh là ông lại tranh thủ đi đến các bản, làng gặp các nghệ nhân, các thầy Tào, thầy cúng để sưu tầm, tìm hiểu, ghi chép tư liệu phong tục tập quán, những làn điệu dân ca, dân vũ...
Tối 18/3, tại TP Hải Phòng, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 41.
Không gian sạch sẽ, đậm sắc hoa với rất nhiều cây cảnh, hòn non bộ được bài trí hài hòa, bắt mắt khiến tôi có cảm giác như mình đang đứng ở một điểm check-in ưa thích của giới trẻ chứ không phải ở Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, nơi xa nhất của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Chiều 15/3, tại Bảo tàng chứng tích Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp báo thông tin nội dung đã thỏa thuận với ký giả người Mỹ là Ronald L. Haeberle (82 tuổi), tác giả chùm ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai ngày 16/3/1968.