Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ bảy, 27/07/2024 08:29 GMT+7

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV:

Quốc hội biểu quyết thông qua các luật quan trọng

Biên phòng - Ngày 22-11, tiếp tục Kỳ họp 8, Quốc hội (QH) biểu quyết thông qua các luật và nghị quyết: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Nghị quyết về việc miễn nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH khóa XIV đối với ông Nguyễn Khắc Định; Nghị quyết phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến.

p4tml238kc-22111_f_k3a7v2sf1_a2
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Ảnh: Đức Nghĩa

Biểu quyết thông qua Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có 92,55% tổng số đại biểu QH tán thành. Luật gồm 9 chương, 52 điều, quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về xuất nhập cảnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020.

Liên quan đến thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh (XNC), Luật quy định hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, có thể được gia hạn một lần không quá 3 năm. Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 5 năm và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

Luật cũng quy định cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm: Nghiêm cấm hành vi sử dụng giấy tờ XNC trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước; lợi dụng XNC để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác XNC trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định…

Để đảm bảo tính khả thi, Luật quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về XNC của công dân Việt Nam. Trong đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về XNC của công dân Việt Nam; quy định dịch vụ công trực tuyến phục vụ việc cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về XNC của công dân Việt Nam.

f74x3alyd0-22111_f_k3a7v2mr0_a1
Thượng tướng Võ Trọng Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của QH trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) trước khi QH biểu quyết thông qua. Ảnh Đức Nghĩa

Biểu quyết Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) có 91,72% tổng số đại biểu QH đồng ý thông qua. Luật gồm 8 chương, 50 điều, quy định về nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ (DQTV); vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với DQTV. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020.

Đáng chú ý, Điều 5 quy định nhiệm vụ của DQTV là sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức. Phối hợp với các đơn vị QĐND, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam.

Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật. Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật...

Diệu Phạm

Bình luận

ZALO