Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ ba, 03/10/2023 01:08 GMT+7

Phan Thiết bình yên

Biên phòng - Sau những ngày "nóng”, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã trở lại bình yên. Nhiều đoàn du lịch đã quay trở lại để thăm Trường Dục Thanh là nơi mà Bác Hồ từng đến ở và giảng dạy. Một số bà con địa phương cho biết, không cho con cháu tham gia tụ tập gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

ws4q706a12-712_4542053841412705204_1_thm_Dc_Thanh
Khách tham quan nghe hướng dẫn viên Trường Dục Thanh nói về thời gian Bác Hồ dạy học tại trường. Ảnh: Lê Văn Chương

Đêm 15-6, những con phố dọc đường Trần Hưng Đạo cho đến làng chài nằm tận ở khu Văn Thánh bên kia sông Cà Ty đều vang lên tiếng reo hò. Phần lớn người dân tập trung bên màn hình tivi để theo dõi các trận đấu bóng đá được truyền hình trực tiếp từ Nga.

Sau trận bóng, trên đường phố trở nên lặng lẽ, không có bóng dáng của những thanh niên quá khích phóng nhanh, lạng lách trên đường sau cơn men say bóng đá. Thỉnh thoảng có bóng xe cảnh sát tuần tra giữ gìn an ninh trật tự trên đường phố. Không có cảnh lập chốt, cảnh sát đứng đầy đường như sự đồn đoán của nhiều người ở xa thông qua mạng xã hội.

Buổi sáng, từng đoàn xe đưa khách tua đến thăm phố biển Phan Thiết. Một trong những nơi mà du khách dừng chân và lưu lại lâu nhất để nghe hướng dẫn viên nói chuyện, đó là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Họ cũng thăm Trường Dục Thanh, nơi Bác đã dừng chân và giảng dạy 6 tháng vào năm 1910 (năm Bác 20 tuổi), trước khi vào Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước.

zs163jdewc-712_14868975521354078168_2_cuc_sng_din_ra
Cuộc sống thường nhật tại con đường trước UBND tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Văn Chương

Những người vào thăm Trường Dục Thanh có đủ lứa tuổi. Chị Thủy, một người dân đến từ thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tôi đưa con cháu vô đây để hiểu được Bác Hồ là một người vĩ đại. Còn nhiều thành viên trong đoàn cựu chiến binh đến từ các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi thì không giấu được niềm xúc động và nói rằng, những điều Bác Hồ nói ngày đó đến bây giờ vẫn luôn là chân lý.

Buổi trưa, con sông Cà Ty - điểm nhấn của thành phố biển - đầy ắp nước vào khi thủy triều dâng cao. Từng đoàn tàu từ biển trở về. Thu nhập nghề biển ở Bình Thuận không tới mức tiền tỷ/năm như một số địa phương khác. Ngư dân đi bạn nghề giã cào cho biết, mỗi năm chỉ kiếm chừng 40 triệu đồng. Bà con ngư dân cho biết, trước đây thiên nhiên gần bờ ưu đãi quá, vì vậy từ khoảng năm 2000 đến nay, tàu cá Phan Thiết đã không đủ sức đóng lớn như các tỉnh ngoài Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

3cvgz0ux49-712_14845496949608576_3_tu_v_bn_bnh_yn
Tàu cá ngư dân neo đậu trên sông Cà Ty. Ảnh: Văn Chương

Ngày nghỉ cuối tuần, nhưng các tốp thợ vẫn tranh thủ sửa lại những hạng mục cuối cùng của hàng rào, cổng ngõ UBND tỉnh Bình Thuận nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Trước cổng UBND là 3 con đường đi sang sông Cà Ty và men theo đôi bờ, nơi cuộc sống vẫn diễn ra như thường lệ, với những chuyến xe chở cá, những người bưng gánh bán buôn. Câu chuyện về những ngày "nóng" được nhiều người chia sẻ ngắn gọn: “Mong sao thành phố bình yên!”

Tại con hẻm trên đường Trưng Nhị nằm cạnh sông Cà Ty, nhiều chị em phụ nữ cho biết: “Cũng có mấy đứa nhỏ hiếu kỳ thấy đông người thì tới coi rồi nghe người ta nói đặc khu gì đó mà con em mình thì đâu có biết. Nhưng bữa nay nhiều chị em đã nói con mình là không nên thấy chỗ đông người ném đá mà tới. Vì lẫn vô đó có một số người xì ke, ma túy, bị AIDS, coi chừng rước họa vô người”.

Ông Vũ Văn Tuấn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Thuận cho biết, có nhiều thông tin trên mạng xã hội bị xuyên tạc đã làm phức tạp tình hình. Người dân khi tiếp cận với thông tin trên mạng phải cảnh giác, tỉnh táo, không nên chia sẻ những thông tin gây kích động, bạo lực, kêu gọi biểu tình, vì thực hiện hành vi đó là vi phạm pháp luật.

Lê Văn Chương

Bình luận

ZALO