Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ sáu, 24/03/2023 12:25 GMT+7

“Phải khái quát được những thành tựu nổi bật của BĐBP trong từng giai đoạn”

Biên phòng - Đó là ý kiến chỉ đạo của Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng, Chính ủy BĐBP, tại Hội thảo đề cương khái quát “Lịch sử BĐBP Việt Nam giai đoạn 2009-2019” được tổ chức vào sáng 6-3 tại Hà Nội. Tham dự hội thảo có Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP; lãnh đạo Bộ Tham mưu, các Cục và các cơ quan chức năng Bộ Tư lệnh BĐBP.

5a9e314022f7c7bcf9001a7b
Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng chủ trì hội thảo. Ảnh: Bảo Hằng

Trước đó, thực hiện kế hoạch số 4863/KH-BTL ngày 23-11-2015 của Bộ Tư lệnh BĐBP về nghiên cứu biên soạn “Lịch sử BĐBP Việt Nam 1959-2019”, Ban Biên soạn đã nghiên cứu, thu thập tài liệu, biên soạn và báo cáo kết quả xây dựng Đề cương khái quát “Lịch sử BĐBP Việt Nam 2009-2019” vào ngày 16-1. Tại buổi báo cáo này, Đề cương về cơ bản đã xây dựng hoàn thành và định danh được chương V “Xây dựng BĐBP vững mạnh toàn diện; quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển”.

Còn tại Hội thảo lần này, Chính ủy BĐBP đã làm việc với Bộ Tham mưu BĐBP cùng các cơ quan đại diện để kiểm tra công tác hoàn thiện đề cương khái quát. Cụ thể, 4 chủ đề được đưa ra để đại biểu cùng thảo luận như: đặt vấn đề về tên của chương V; kết cấu trong chương; bố cục trong từng phần; những nội hàm cơ bản và cách xác định nội hàm trong từng chương.

Thượng tá Vũ Đình Liêm, Trưởng phòng Khoa học quân sự, Bộ Tham mưu BĐBP- đại diện cho Ban Biên soạn đã báo cáo về kết quả nghiên cứu nội dung đề cương khái quát lịch sử BĐBP Việt Nam giai đoạn 2009-2019. Theo đồng chí Liêm, chương V đã khái quát được 3 nội dung chính là: Xây dựng BĐBP vững mạnh; quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cuối cùng là nhiệm vụ xây dựng biên giới. Đồng thời, sự phân chia các chương mục là hoàn toàn hợp lý, khoa học.

Còn Thiếu tướng Nguyễn Tiến Thắng, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP nêu ý kiến: Trong chương V, công tác “Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” cần được đưa lên làm nội dung hàng đầu vì trong 10 năm vừa qua, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động ảnh hưởng tới công tác biên phòng, cụ thể là gắn liền với 2 nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng, Đại hội lần thứ XIII, XIV của Đảng bộ BĐBP. Ngoài ra, công tác Đối ngoại và Vận động quần chúng cần được đặc biệt nhấn mạnh vì đó là những mặt trận mà BĐBP đã làm tốt, thu nhận được nhiều kết quả lớn trong giai đoạn 2009-2019; hay tiểu mục “Triển khai thực hiện dự án tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới tuyến biên giới Việt Nam-Lào, Việt Nam-Cam-pu-chia…” thuộc về nội dung của “Công tác tham mưu” hơn là “Đối ngoại biên phòng”.

Sau khi nghe các đại biểu trình bày, Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng ghi nhận những ý kiến đóng góp đã giúp định hướng đề cương đi đúng hướng.

Kết luận hội thảo, đồng chí Chính ủy BĐBP yêu cầu Ban Biên soạn bổ sung thêm từ “hợp tác” trong tên chương, cụ thể là “Xây dựng BĐBP vững mạnh toàn diện; quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”. Thứ hai, thống nhất giữ nguyên các tên tiểu mục và thứ tự tiểu mục của đề cương trong đó cần làm nổi bật công tác xây dựng lực lượng BĐBP và công tác thực hiện nhiệm vụ chính trị. Thứ ba, Ban Biên soạn tiếp tục rà soát câu chữ, phải chính xác tuyệt đối, không nên dùng các từ “tăng cường”, “đẩy mạnh” mà thay bằng những từ mang tính khẳng định, đúc kết thành quả của BĐBP trong 10 năm qua… Đồng thời để công trình thật sự hoàn chỉnh và đạt chất lượng tốt nhất, các cơ quan, đơn vị trong lực lượng cần trực tiếp tham gia đóng góp tài liệu, tư liệu và ý kiến.

Thiếu tướng cũng chỉ đạo Ban Biên soạn nhanh chóng kiện toàn và báo cáo đề cương chi tiết trước ngày 15-4-2018.

Bảo Hằng

Bình luận

ZALO