Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ bảy, 27/07/2024 09:21 GMT+7

Ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại đập dâng Ngàn Trươi-Cẩm Trang (bài 2)

Biên phòng - Hơn hai tuần nay, đập dâng Ngàn Trươi - Cẩm Trang (thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) đột ngột chuyển màu đỏ đen, đậm đặc không khác gì màu…nước mắm. Hàng nghìn hộ dân sống quanh khu vực đập dâng và vùng hạ lưu kênh Ngàn Trươi thuộc các huyện Đức Thọ, Can Lộc đang hoang mang vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Bài 1: Nước đập dâng Ngàn Trươi - Cẩm Trang chuyển màu…nước mắm

Bài 2: Đi tìm nguyên nhân ô nhiễm đập dâng Ngàn Trươi-Cẩm Trang

Theo kết quả quan trắc độc lập của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Hà Tĩnh và Ban quản lý (BQL) Dự án Đầu tư - Xây dựng thủy lợi 4 (từ ngày 18-5-2019 đến nay), đã có 2 thông số vượt ngưỡng cho phép là Sắt và khí amoniac (NO2 - N).

Cty Thanh Thành Đạt khẳng định không gây ô nhiễm

cfl9_anh-9
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn trao đổi với các cơ quan chức năng. Ảnh: Thế Mạnh

Sau khi báo chí phản ánh tình trạng đập dâng Ngàn Trươi-Cẩm Trang chuyển màu bất thường trong mấy tháng qua, ngày 28-7 đoàn công tác Cục quản lý xây dựng công trình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đến hiện trường chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Tại buổi làm việc với đoàn công tác, Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 4 (Ban 4) - đơn vị thi công, vận hành đập chính, cho hay, tháng 4-2016, Ban bắt đầu thực hiện công tác thu dọn lòng hồ với tổng diện tích thiết kế thu dọn 1.659,67/ha/4.610,05ha, thuộc phạm vi cao trình 12m đến 52m. Vùng thu dọn tính từ đập chính và tràn xả lũ đi vào phía trong lòng hồ.

xjf7_10
Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra, chỉ đạo làm rõ nguyên nhân đập dâng Ngàn Trươi-Cẩm Trang ô nhiễm. Ảnh: Thế Mạnh

Sau chặn dòng đợt 2, tháng 2-2017, có một phần khối lượng chưa được thu dọn dưới cao trình 25m. Ngay sau đó, Bộ NN-PTNT đã cho chủ trương dọn bù. Đến ngày 30-8-2018, Ban 4 hoàn thành toàn bộ công tác thu dọn lòng hồ, tổ chức lấy mẫu quan trắc. Kết quả chất lượng nước lòng hồ đảm bảo cột B, QCVN 08-MT:2015/BTNMT, đủ điều kiện cấp nước sinh hoạt. Kể từ thời gian đó đến nay nước lòng hồ luôn trong xanh và không có tác nhân nào trong lòng hồ có thể xả gây ô nhiễm đập dâng.

“Kể từ khi nước đập dâng xuất hiện màu đỏ bất thường (tháng 5-2019) đến nay, chúng tôi đã tổ chức lấy mẫu quan trắc 4 lần vào các ngày 24-5, 24-6 và 26-6. Kết quả cho thấy, chỉ có một thông số NO2 - N (yếm khí amoniac ở tầng đáy) trong đợt lấy mẫu ngày 24-5 vượt giới hạn cho phép cột B1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Còn lại các thông số khác đều nằm trong ngưỡng cho phép”, ông Hoàng Xuân Thịnh, Giám đốc Ban 4 thông tin.

Trong ngày 27-7, ngành chức năng Hà Tĩnh đã tiến hành lấy mẫu quan trắc ở các vị trí: Khe Trươi (sát Nhà máy Thanh Thành) đạt 2 mẫu; kênh chính đập dâng Vũ Quang 1 mẫu; cửa xả tuynel 1 một mẫu; Nhà máy nước Vũ Quang 1 mẫu; hạ lưu cầu Ngàn Trươi khoảng 100m 1 mẫu. Riêng vùng lòng hồ đập chính lấy 3 mẫu (tầng nước mặt, tầng giữa và tầng đáy).

Phía Công ty gỗ MDF Thanh Thành Đạt (TTĐ) - đơn vị xây dựng cạnh Khe Trươi (một nhánh đổ về đập dâng) cũng phủ nhận việc công ty xả thải gây nên hiện tượng ô nhiễm trên. Ông Trần Quang Luận, Giám đốc công ty khẳng định: “Tôi hứa trước Bí thư (Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh-PV) chúng tôi không làm sai một cái gì. Chúng tôi rất bức xúc vì nhiều ý kiến cho rằng TTĐ gây ô nhiễm". Ông Trần Quang Luận cũng đề nghị lãnh đạo tỉnh cho cơ quan điều tra vào cuộc, tìm bằng được nguồn gây ô nhiễm, bên nào sai bên đó chịu trách nhiệm và xử lý dứt điểm một lần.

Ông Luận lý giải, Công ty TTĐ mới chỉ chạy thử, chưa đưa vào sản xuất chính thức nên không thể gây ô nhiễm. Việc đưa ra các ý kiến nhận định Công ty TTĐ xả thải gây ô nhiễm khiến doanh nghiệp gặp nhiều phiền toái, hàng hóa làm ra không bán được.

Dứt khoát phải truy ra nguyên nhân

Đại diện Sở TN-MT Hà Tĩnh cho hay: “Từ ngày 18-5 đến nay, Sở đã lấy mẫu quan trắc nhiều lần. Kết quả cho thấy có lần có chỉ số vượt nhưng cũng có khi không vượt. Tuy nhiên nhận diện chung đập dâng có dấu hiệu vượt ngưỡng một số thông số, trong đó, đáng chú ý thông số Sắt hơi cao. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng đỏ nước”.

nizw_11
Thông số Sắt tại đập dâng vượt ngưỡng cho phép. Ảnh: Thế Mạnh

Để “truy” được nguồn gây ô nhiễm đập dâng, hầu hết các ý kiến, trong đó có ý kiến của cơ quan chuyên ngành (Sở TN-MT) đề nghị tỉnh mời chuyên gia, đơn vị chuyên môn cao hơn về quan trắc để đảm bảo tính khách quan. Tuy nhiên, ông Lê Đình Sơn, Bí Thư tỉnh ủy Hà Tĩnh nói: “Trước mắt Sở TN-MT phải đứng ra làm rõ nguyên nhân. Trong thời hạn 10 ngày nếu không trả lời được thì sẽ tính đến phương án mời đơn vị có chuyên môn cao hơn”.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh nhấn mạnh, việc lấy mẫu chỉ là một nội dung, ngành chức năng cần tích hợp, tổng hợp toàn diện các tác nhân có thể gây nên thực trạng chuyển màu nước bất thường thời gian vừa qua. Thậm chí đánh giá cả tác động do yếu tố thời tiết, biến đổi khí hậu. 

8flk_12
Cơ quan chức năng lấy mẫu quan trắc. Ảnh: Thế Mạnh

“Dứt khoát phải tìm ra nguyên nhân không thể chậm trễ nữa. Phải nhận diện, đánh giá khách quan những tác động nào khiến nước trong xanh chuyển sang nâu đục. Với trách nhiệm người đứng đầu tỉnh, tôi chắc chắn tỉnh sẽ trả lời thực sự công tâm, khách quan, trung thực, đảm bảo tính khoa học, chính xác và kịp thời”, ông Lê Đình Sơn khẳng định.

Theo ông Sơn, hiện tượng nước nâu đục hết lưu vực đập dâng 54ha (khoảng hơn 300 nghìn m3 nước), kéo dài đến kênh chính Ngàn Trươi, vào tận ruộng sản xuất của dân là rất nghiêm trọng. Đây cũng là nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho hơn 300 hộ dân thị trấn Vũ Quang. Do đó, yêu cầu huyện Vũ Quang có giải pháp kịp thời đảm bảo nước sạch cho nhân dân sử dụng. Có thể đề nghị Trung tâm y tế dự phòng lấy mẫu, công bố để dân được biết, thậm chí dự phòng nguồn nước khác. Dứt khoát không được để dân “khát”.

Ngoài ra, các sở, ngành liên quan cũng phải làm rõ, thông tin kịp thời để dân biết việc sử dụng nguồn nước đập dâng tắm rửa, cho trâu bò uống, thậm chí tưới sản xuất có ảnh hưởng gì hay không. Tránh để khi xảy ra sự cố lại đổ do nguồn nước hết.

d1uz_13
Đường ống xả thải nhà khu vực sân tập kết gỗ của Công ty Thanh Thành Đạt. Ảnh: Thế Mạnh

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hải Thanh, Cục trưởng Cục quản lý xây dựng công trình (Bộ NN-PTNT) cho rằng, chỉ có 2 vùng xác định nguồn gây ô nhiễm cho đập dâng đó là vùng lòng hồ và kênh dẫn sau đập chính (Khe Trươi).

“Bây giờ các điểm lấy mẫu phải có sự chứng kiến của cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị liên quan. Sau phân mẫu, Bộ NN-PTNT sẽ lấy một phần để quan trắc độc lập; Trung tâm quan trắc (Sở TN-MT Hà Tĩnh) quan trắc một phần và một phần để lưu. Cần thiết có thể mời thêm một đơn vị có năng lực khác làm một phần để tạo sự khách quan”, ông Thanh nói.

Cục trưởng Cục quản lý xây dựng công trình lý giải thêm, việc nước đập chính bốc mùi thì đây là mùi yếm khí amoniac. Mùi này sau nhiều năm vận hành lòng hồ sẽ được làm sạch và sẽ loãng dần đến mất hẳn.

Ông Nguyễn Hữu Phúc, Phó Giám đốc phụ trách Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Hà Tĩnh - đơn vị trực tiếp sử dụng nước đập dâng Ngàn Trươi tưới sản xuất cho 12.000ha lúa của 2 huyện Đức Thọ, Can Lộc băn khoăn: “Từ tháng 12-2018 đến nay Công ty lấy nước Ngàn Trươi 9 đợt để tưới cho lúa hè thu. Tuy nhiên, từ đợt 6 (ngày 10-5 đến 23-5-2019), nước bắt đầu có biểu hiện đỏ đục bất thường. Khi đưa nước đến ruộng nhiều người dân đã gọi điện đến Công ty phản ánh. Xét về mặt cảm quan, việc sử dụng nguồn nước này tưới sản xuất chúng tôi rất lo ngại”.

Bài 3: Chưa xác định được “thủ phạm” chính khiến đập dâng Ngàn Trươi-Cẩm Trang biến đổi màu

Thế Mạnh - Thanh Nga

Bình luận

ZALO