Biên phòng - Cộng đồng người Khmer Nam bộ có hơn 1,3 triệu người, sinh sống tập trung tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, trong đó, đông nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang... Đặc biệt, đồng bào Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang kế thừa một di sản văn hóa vô giá, với nhiều loại hình nghệ thuật rất độc đáo như hát múa rô băm, nghệ thuật sân khấu kịch hát dù kê, nghệ thuật điêu khắc, trang trí, hội họa, âm nhạc, hát, múa, văn học dân gian…
Người Khmer có câu nói ví von: “Trẻ con Khmer biết múa, biết hát trước khi biết đọc, biết viết”, câu nói ấy đã minh chứng sự ảnh hưởng sâu rộng của ca, múa, âm nhạc Khmer trong đời sống tinh thần của đồng bào nơi đây.
Nghệ thuật Chầm riêng chà pây là loại hình nghệ thuật độc xướng với đàn chà pây đệm theo. Trong ảnh: Nghệ nhân dân gian Thạch Mâu, ở ấp Chông Bát, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh với cây đàn chà pây cổ hát phục vụ bà con phum sóc.
Nghệ thuật sân khấu dù kê có hát, múa, đọc thơ, biểu diễn các tích truyện diễn ra trên sân khấu dù kê, về cơ bản luôn đề cao đạo lý của con người. Trong ảnh: Vở diễn tuồng cổ “Anh hùng cứu quốc” của Đoàn nghệ thuật dù kê Khmer Ánh Bình Minh (tỉnh Trà Vinh).
Nghệ thuật sân khấu rô băm là sân khấu kịch múa, bởi vũ kịch mặt nạ này sử dụng múa như một ngôn ngữ chính yếu, hát chỉ là phần phụ. Trong ảnh: Đoàn nghệ thuật sân khấu rô băm ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng biểu diễn phục vụ lễ hội Ok Om Bok.
Đội múa trống Sadăm chùa Bốn Mặt, ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng biểu diễn phục vụ lễ hội Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa.
Đua bò là ngày hội lớn của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi An Giang (nhân dịp lễ Sen Đôn ta) thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách đến theo dõi, cổ vũ.
Đua ghe ngo mừng Lễ hội Ok Om Bok trở thành thương hiệu sản phẩm du lịch nổi tiếng của 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
Kinh lá buông mang đậm nét văn hóa gắn liền với tôn giáo của người Khmer ở An Giang, là “báu vật” người xưa để lại, thể hiện những giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật cao của nghệ nhân Khmer, từ việc chọn lá, cách phơi lá, cách chế biến và sử dụng bột đen làm nổi bật các con chữ. Đây là những giá trị văn hóa phi vật thể, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Khmer. Qua nhiều thăng trầm, biến cố, kinh lá buông dần mai một vì nhiều lý do. Tuy nhiên, thế hệ sau đang tìm cách gìn giữ nét văn hóa ấy bằng tất cả khả năng của mình.
Hằng năm cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng lại tổ chức Lễ hội đình làng Túy Loan. Trải qua hơn 1 thế kỷ thăng trầm cùng thời gian, đình làng Túy Loan vẫn giữ vẻ uy nghi vốn có, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch gần xa.
Tập thơ "Thư con gửi Trường Sa" của tác giả Hồng Diệu gồm 33 bài thơ, do Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành là món quà dành tặng các cán bộ, chiến sĩ Hải quân, BĐBP và những người đã, đang gắn bó với biển, đảo quê hương. Tác giả Hồng Diệu đã mượn lời con trẻ, những câu chuyện gia đình để gửi tình yêu thương, lòng biết ơn, trân trọng từ đất liền tới các cán bộ, chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi, nhất là tại quần đảo Trường Sa, đồng thời, mong muốn tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ vượt qua mọi sóng gió, nỗi lo toan thường nhật, cống hiến hết mình cho lý tưởng cao đẹp mà các anh đang theo đuổi. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với tác giả Hồng Diệu để biết rõ hơn tâm tình cũng như những điều chị muốn gửi gắm tới các chiến sĩ ngoài đảo xa.
Lễ hội đua thuyền tứ linh ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này làm cho người dân đất đảo vô cùng phấn khởi, bởi đó là sự ghi nhận cho nỗ lực giữ gìn, bảo tồn một lễ hội văn hóa tín ngưỡng rất riêng của họ. Lễ hội đua thuyền vốn là tài nguyên trong hệ thống du lịch văn hóa tâm linh của huyện đảo, nay được nâng tầm thành di sản cấp quốc gia, là cơ hội để Lý Sơn tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch.
Bén duyên với nghệ thuật nhiếp ảnh từ sự giúp đỡ đầy ân tình của hai vợ chồng khách du lịch người Na Uy đến Nha Trang gần 25 năm trước, chàng trai đạp xích lô Mai Lộc bước tiếp vào con đường làm hướng dẫn viên du lịch. Theo lối đi riêng của mình, hàng chục năm qua, anh đã trở thành sứ giả của những hành trình kết nối, đem đến cho du khách nước ngoài nhiều cảm xúc đẹp từ câu chuyện cuộc sống, văn hóa, phong cảnh làng quê đất nước.
Mỗi độ Xuân về, đồng bào các dân tộc Tày - Nùng sinh sống ở miền núi phía Bắc đều tổ chức Lễ hội Lồng tồng (tức lễ hội xuống đồng). Đây là lễ hội có từ lâu đời, là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc của đồng bào, để bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên đã có công khai hoang, trồng cấy lúa nước, đồng thời, cũng là dịp để nhân dân cầu cho mùa màng tươi tốt, mọi nhà an vui, hạnh phúc.
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, tại các xóm làng, thôn bản, đồng bào các dân tộc thường tổ chức mừng Xuân mới với những lễ hội truyền thống đặc trưng của dân tộc mình và tham gia các trò chơi dân gian độc đáo.
Năm Tân Sửu đã chạm ngõ mọi nhà. Đối với khán giả cả nước, trong thời gian qua, những văn nghệ sĩ tuổi Sửu đã có những hoạt động nghệ thuật sôi nổi và những đóng góp, cống hiến hết mình cho nền nghệ thuật nước nhà. Bước sang năm mới Tân Sửu, các nghệ sĩ tuổi Sửu cũng ấp ủ nhiều dự định với mong muốn mang đến cho khán giả nhiều chương trình hay, sản phẩm nghệ thuật ấn tượng.