Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ bảy, 23/09/2023 10:37 GMT+7

Nhiều phụ nữ và trẻ em, bị mắc kẹt trên một tàu cứu hộ ở Địa Trung Hải

Biên phòng - Việc Italy và Manta từ chối tiếp nhận hàng trăm người di cư, trong đó nhiều phụ nữ và trẻ em, bị mắc kẹt trên một tàu cứu hộ ở Địa Trung Hải đang gây căng thẳng trong quan hệ với các quốc gia đầu tàu châu Âu, trong đó có Pháp.

rlu40g2xad-586_879b6547-91f5-9c60-b770-c7b1d6e2b31a@yahoo.com_anh_hask
 Lực lượng cứu hộ của tàu Aquarius cứu người di cư trên biển Địa Trung Hải ngày 9-6 vừa qua. Ảnh: AFP

Phát biểu ngày 12-6 tại Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, hành động từ chối tiếp nhận người di cư của Chính phủ Italy là không thể chấp nhận được.

Ông Macron nhấn mạnh, quan điểm rằng không thể tạo ra tiền lệ cho phép một nước châu Âu dồn gánh nặng cho các quốc gia châu Âu khác. Tổng thống Macron nêu rõ, theo luật biển, "trong các trường hợp hiểm nguy, những nước có đường bờ biển gần nhất với nơi xảy ra vụ việc phải có trách nhiệm ứng phó với sự việc đó".

Phản ứng của ông chủ Điện Élysée đưa ra sau khi cả Manta và Italy đều từ chối mở cảng cho phép tàu cứu hộ Aquarius của SOS Mediterranee chở theo 629 người di cư, trong đó có 11 trẻ em và 7 phụ nữ mang thai, cập cảng. 

Chính phủ mới ở Italy tuyên bố, nước này từng nhiều lần phải một mình giải quyết vấn đề người di cư, đồng thời kêu gọi các quốc gia EU, trong đó có Manta, cũng tăng cường tiếp nhận người di cư từ châu Phi. Tranh cãi giữa Italy và Manta sau đó đã nổ ra và cuối cùng Tây Ban Nha đã buộc phải tiếp nhận con tàu này.

Phương Châu

Bình luận

ZALO