Ở thời điểm hiện tại, dù không có du khách nước ngoài nhưng các điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang đã nhộn nhịp trở lại với sự có mặt của rất đông khách du lịch trong nước.
Bãi biển sạch đẹp, trong vắt là một trong những lý do hấp dẫn khách du lịch đến với biển đảo Nha Trang.
Lặn biển, ngắm san hô từ tàu đáy kính là dịch vụ thu hút nhiều khách du lịch nhất.
Du khách đến với đảo Hòn Mun ngoài thời gian tắm biển thoải mái có thể tham gia khám phá đáy biển, ngắm san hô dưới sự hướng dẫn của các thợ lặn chuyên nghiệp.
Mỗi ngày có hàng ngàn du khách đổ về bến cảng để đi ra các hòn đảo nổi tiếng như Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Tre… nghỉ ngơi, tắm biển.
Dịch vụ tắm bùn khoáng rất được du khách ưa chuộng. Đây là hình thức thư giãn thích hợp cho cả gia đình và bạn bè khi mọi thành viên vừa có thể ngâm mình vừa trò chuyện.
Đảo Điệp Sơn vẫn còn nguyên vẹn nét hoang sơ. Đặc biệt, mỗi khi thủy triều xuống, du khách sẽ được trải nghiệm con đường nối đảo độc đáo, uốn lượn ẩn mình sau nước biển xanh trong.
Dù đã là cuối giờ chiều nhưng vẫn có rất đông khách du lịch đến tham quan Tháp bà Ponagar – một công trình kiến trúc đặc trưng của văn hóa Champa.
Đến với Tháp bà Ponagar, du khách không chỉ được ngắm các tòa tháp mà còn được đắm mình trong các điệu múa hát truyền thống đặc sắc của người Chăm.
Đảo Hòn Tằm không chỉ có bờ biển dài, cát mịn, nước trong xanh mà còn có cả dịch vụ tắm khoáng, tắm bùn với tổ hợp khu nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.
Nha Trang luôn là điểm đến hấp dẫn du khách với nhiều hòn đảo hoang sơ, khí hậu trong lành, hải sản tươi ngon. Ảnh: Nguyễn Bích
Từng là nhà báo công tác tại Báo Lai Châu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Điện Biên, nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian Lò Duy Hiếm đã đặt chân đến nhiều bản làng vùng sâu, vùng xa của đồng bào Tây Bắc, đặc biệt là người dân tộc Thái nên ông dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu về văn hóa, truyền thống của dân tộc mình. Cuốn sách “Diễn xướng trong nghi lễ của người Thái đen Điện Biên” (Nhà xuất bản Sân khấu) ra mắt mới đây chính là một trong những “trái ngọt” ấy.
Sinh năm 1983 tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhạc sĩ Tô Văn (tên đầy đủ là Tô Ngọc Văn, hiện là giáo viên môn Âm nhạc tại Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) đã gắn bó với mảnh đất và con người Lai Châu từ hơn 10 năm trước. Với tài năng âm nhạc thiên phú cùng tình yêu cháy bỏng, anh đã đưa được “hồn” mảnh đất này vào trong âm nhạc.
Hát xẩm là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo của những người hát rong, hát dạo ngoài đường phố, bến xe, ga tàu... Trong một thời gian khá dài, do nhiều nguyên nhân và những quan niệm chưa đúng về hát xẩm khiến loại hình diễn xướng này vắng bóng và có nguy cơ thất truyền. Vài năm trở lại đây, một số nghệ nhân đam mê cổ nhạc đã tìm lại “đặc sản” hát xẩm đường phố để đưa vào những khán phòng sang trọng, phục vụ nhu cầu thưởng thức âm nhạc cổ truyền của khán giả và khách du lịch khi đến tham quan phố cổ Hà Nội.
Tối 25/6, tại quảng trường Ngọ môn - Đại nội Huế diễn ra chương trình nghệ thuật khai màn tuần lễ Festival Huế 2022, với sự tham dự của hàng nghìn du khách, người dân địa phương.
Hướng tới kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2022), Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Trung tâm Xúc tiến thương mại Đầu tư và Hỗ trợ chuyển đổi số quốc gia, Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Kết nối và Phát triển công nghệ toàn cầu, Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp xuất bản và phát hành cuốn sách đặc biệt “Chủ tịch Hồ Chí Minh với thể dục, thể thao”.
Mang ý nghĩa nhân văn và tính giáo dục cộng đồng sâu sắc, Lễ kết nghĩa anh em được người Ê Đê ở Đắk Lắk giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ, xem như một nghi lễ không thể thiếu trong cuộc sống. Đó không chỉ là nét đẹp văn hóa, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân thiêng liêng của người Ê Đê.
Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê với 52 vị vua định đô tại Thăng Long, đền Bạch Mã là nơi chứng kiến đầy đủ nhất quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay.
Hơn 60 năm cống hiến cho nghệ thuật múa, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Chu Thúy Quỳnh, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam vẫn theo sát bước chân các nghệ sĩ đến từng xã, từng bản làng, sưu tầm, phục dựng rồi sáng tạo ra những điệu múa mới. Những điệu múa của bà mang đậm dấu ấn về chiều sâu văn hóa, lịch sử dân tộc, thấm đẫm hồn núi sông và điểm tô cho lịch sử nước nhà.