Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ hai, 27/03/2023 06:03 GMT+7

Nhà báo và mạng xã hội

Biên phòng - Là chủ đề buổi tọa đàm do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo TP Cần Thơ tổ chức sáng 6-9 tại TP Cần Thơ. Dự tọa đàm có hơn 200 đại biểu đại diện cho các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ.

5b9233ab22f7c79ccb000438
Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Phương Vy

Theo Nhà báo Nguyễn Bé, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Hiện nay, mạng xã hội (MXH) đã thực sự trở thành một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút sự tương tác, số người sử dụng, cũng như trở thành một nguồn tin quan trọng cho báo chí.

Nhiều cơ quan báo chí (đặc biệt báo điện tử) đã sử dụng MXH và trang fanpage để tăng cường tương tác giữa tòa soạn và bạn đọc, là kênh quảng bá hữu hiệu cho báo chí. Đồng thời, các phóng viên - nhà báo sử dụng MXH (facebook, twitter, Instargram…) để chia sẻ thông tin lẫn nhau và là nguồn cung cấp tin, bài cho độc giả và cũng là nguồn cung cấp chủ đề mới thu hút bạn đọc.

Tuy nhiên, MXH cũng có không ít ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống báo chí, đặc biệt những tờ báo gánh vác nhiệm vụ chính trị, định hướng người đọc. Trên thực tế thời gian qua, trên MXH xuất hiện vô vàn những thông tin không được kiểm soát nhưng được nhiều người chia sẻ, hưởng ứng trong đó có các nhà báo.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, các đại biểu đều đồng ý với chủ trương của Hội Nhà báo Việt Nam trong việc lấy ý kiến để soạn thảo xây dựng, ban hành Quy tắc nhằm cụ thể hóa Điều 5 trong Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, nhờ có MXH mà những khoảng trống kiến thức của chúng ta được lấp đầy. Trước sự bùng nổ của MXH, người làm báo phải sắm hai vai cho tròn, trước tiên với thông tin chính thống của mình và phải tiên phong về thông tin trên MXH để những điều hay, lẽ phải, việc tốt được lan tỏa.

Phương Vy

Bình luận

ZALO