Biên phòng - Đã từ lâu, mùa Xuân Tây Nguyên là mùa mở hội không chỉ với đồng bào các dân tộc sinh sống trên đại ngàn, mà còn là mùa thu hút du khách khắp nơi đến trải nghiệm văn hóa đời sống đặc sắc ở các buôn làng.
Tây Nguyên mừng Xuân trọn mùa khô, từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau và cũng tổ chức ngày Tết trọng thể vào đầu năm mới để cầu may mắn, được mùa, cầu cho Giàng (trời) phù trì, con người thuận hòa, của cải sinh sôi, con cái lớn khôn. Khác với mùa ẩm thấp mưa Xuân của phía Bắc và mùa gió Xuân phương Nam, Tây Nguyên chan hòa nắng ấm phù hợp để nhiều địa phương tái dựng nhiều nghi lễ văn hóa đặc sắc của cộng đồng, thu hút du lịch và bảo tồn tập quán phong tục cho dân tộc mình.
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Puch, BĐBP Gia Lai cùng đón Tết với bà con làng Goòng, xã Ia Puch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Các đội biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên luyện tập sẵn sàng cho những ngày lễ hội mừng Đảng, mừng Xuân.
Lễ ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê thường được tổ chức vào dịp thu hoạch mùa xong trên nương rẫy và năm mới.
Những vòng xoang ở Tây Nguyên là ký ức đáng nhớ nhất, kết nối cộng đồng, tăng sự đoàn kết và tạo ra hứng khởi cho năm mới.
Mùa Xuân cũng là mùa người Jrai làm lễ bỏ mả (Pơ-thi) để tiễn người đã khuất về với tổ tiên, trong đó, không thể thiếu phần chuẩn bị các bức tượng nhà mồ.
Mùa Xuân đến, hoa dã quỳ rực rỡ mang màu sắc đặc trưng nở tràn trên các dải đất bazan là hình ảnh ưa thích đối với khách du lịch.
A Ngụ (dân tộc Xơ Đăng) còn trẻ, chỉ mới 37 tuổi, nhưng bà con gọi anh là “nghệ nhân” của làng Đăk Rip 2, là “mắt xích” trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Xơ Đăng tại xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Bởi nhiều năm qua, với tài năng cùng sự khéo léo của đôi tay, anh A Ngụ đã chế tác ra nhiều chiếc đàn t’rưng, ting ning, klông pút... phục vụ những người đam mê nghệ thuật.
Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (4/10/2013-4/10/2023), sáng 3/10, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt cuốn sách “Tình cảm nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế với Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Cuốn sách do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp cùng Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quảng Bình và Thư viện Quân đội tổ chức sưu tập, tuyển chọn, biên tập, xuất bản và phát hành.
Huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 900 hộ đồng bào dân tộc Châu Ro sinh sống, tập trung tại các xã: Bàu Chinh, Đá Bạc, Sơn Bình, Suối Nghệ, Nghĩa Thành, Kim Long và thị trấn Ngãi Giao, với 4.454 nhân khẩu, chiếm 2,99% tổng số dân toàn huyện. Đồng bào Châu Ro có những phong tục, lễ hội riêng, mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, lễ hội mừng lúa mới và lễ cúng Thần rừng là hai lễ hội mang nét đẹp văn hóa của người Châu Ro lớn nhất năm.
Với 27 bút ký đẫm hơi thở cuộc sống và hiện thực về cuộc chiến không tiếng súng với “kẻ thù vô hình” Covid-19 trong tập sách "Binh pháp chống dịch” (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân) của Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh (Phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị BĐBP) đã khắc họa vẻ đẹp Bộ đội Cụ Hồ. Mới đây, tác phẩm đã nhận giải C chuyên ngành Văn học Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2023 do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.
Ngày 1/10, tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP dự, chỉ đạo buổi tổng duyệt chương trình của Đoàn Văn công BĐBP tham gia Hội diễn Nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân năm 2023.
Tháng 12/2022, Hội đồng Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO đã chính thức thông qua và cấp Giấy Chứng nhận Danh hiệu Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng sau kỳ tái thẩm định.
Trang phục đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Trang phục không chỉ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người như che thân, làm đẹp, mà còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa và tín ngưỡng.
Ngày 30/9, tại thành phố Vũng Tàu, Lễ hội truyền thống Nghinh Ông, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, được công bố là Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.