Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ bảy, 27/07/2024 08:17 GMT+7

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại vùng biên giới, hải đảo

Biên phòng - Những năm qua, Bộ Tư lệnh BĐBP đã ký kết chương trình phối hợp với 19 bộ, ngành Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn biên giới, biển đảo. Trong đó, Chương trình phối hợp công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại (TTĐN) tại khu vực biên giới, biển đảo giai đoạn 2011 - 2020 với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) gồm 7 nội dung, nhiệm vụ cụ thể được thực hiện hiệu quả. Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới, vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa nước ta với các nước láng giềng.

BĐBP Việt Nam phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới Trung Quốc tuyên truyền pháp luật cho người xuất, nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu năm 2018. Ảnh: Minh Điền

Có thể nói, 10 năm là một quá trình nỗ lực bền bỉ của Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ TTTT nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cao nhất mà chương trình phối hợp đã đề ra. Lãnh đạo hai ngành luôn xác định đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình phù hợp với nhiệm vụ chính trị của mỗi bên. Hoạt động phối hợp giữa Bộ Chỉ huy BĐBP và Sở TTTT các tỉnh, thành phố biên giới đã được triển khai đồng bộ: 40/44 tỉnh, thành phố đã ban hành Quy chế quản lý hoạt động TTĐN trên địa bàn căn cứ theo Nghị định số 72/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động TTĐN và Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT hướng dẫn quản lý hoạt động TTĐN của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 100% các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch công tác TTĐN hằng năm.

Cùng với đó, các đơn vị, địa phương đã chủ động nắm chắc và dự báo được tình hình nổi lên ở khu vực biên giới để tập trung nguồn lực phục vụ công tác TTĐN tới nhiều đối tượng với các hình thức phong phú, đa dạng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu thông tin và định hướng dư luận xã hội. Các lực lượng làm công tác TTĐN ở khu vực biên giới từng bước được nâng cao về nhận thức và trau dồi các kỹ năng thông tin tuyên truyền: 100% các địa phương đã bố trí cán bộ phụ trách công tác TTĐN; 11 tỉnh, thành phố biên giới có chuyên trang/chuyên mục TTĐN bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài như Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Phước, Trà Vinh.

Ông Phạm Minh Giang, Phó Cục trưởng Cục TTĐN, Bộ TTTT cho biết, chương trình phối hợp đã được triển khai lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, qua đó, đã xây dựng 11 cụm TTĐN và 19 cụm thông tin cơ sở tại khu vực cửa khẩu quốc tế đường bộ và các trung tâm giao thương, góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Việt Nam và các tỉnh, thành phố đến với bạn bè quốc tế. Đồng thời, đã triển khai đầu tư hạ tầng, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ công tác thông tin, truyền thông, TTĐN cho các tỉnh biên giới. Một số tỉnh như Đắk Nông, Hà Tĩnh, Lào Cai, Quảng Ninh, Kon Tum, Nghệ An... đã huy động tốt nguồn lực, thực hiện xã hội hóa công tác TTĐN.

Qua 10 năm triển khai, điều đáng ghi nhận là hoạt động phối hợp giữa Bộ Chỉ huy BĐBP và Sở TTTT các tỉnh, thành phố biên giới đã bám sát các nội dung của chương trình phối hợp, được triển khai tới nhiều đối tượng với các hình thức phong phú, đa dạng, đáp ứng được yêu cầu thông tin và định hướng dư luận xã hội. Đặc biệt, nhiều mô hình, chương trình đối ngoại như kết nghĩa hai bên biên giới, giao lưu hữu nghị biên giới, giao lưu công tác chính trị đã phát huy hiệu quả trong công tác thông tin, truyền thông và TTĐN...

Việc hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa chính quyền, nhân dân và lực lượng bảo vệ biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng là cơ sở quan trọng để Đảng, Nhà nước đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Chỉ tính riêng năm 2021, tại 17 cụm TTĐN và 19 cụm thông tin cơ sở đã đăng tải trên 20.000 tin, bài nội dung tuyên truyền quảng bá về hình ảnh, con người Việt Nam, mối quan hệ, truyền thông đoàn kết gắn bó hữu nghị giữa nhân dân các dân tộc hai bên biên giới... Qua đó, tăng thêm sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang hai bên biên giới. Hai ngành đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí trung ương và địa phương đăng trên 24.000 tin, bài, phóng sự phản ánh các hoạt động công tác đối ngoại của BĐBP và nhân dân khu vực biên giới. Các chuyên mục “Vì chủ quyền, an ninh biên giới”, “Quốc phòng toàn dân”, “Vì chủ quyền biển đảo” của BĐBP các tỉnh, thành phố trên báo và truyền hình địa phương được duy trì thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả thiết thực.

Thông qua tuyên truyền miệng, phát tờ rơi, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh và tại các buổi giao lưu giữa hai bên, đã tuyên truyền cho nhân dân hai bên biên giới về mối quan hệ đoàn kết truyền thống; về âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; cấp gần 100.000 tờ rơi, tờ gấp; nhiều địa phương đã sử dụng tiếng dân tộc để phối hợp tuyên truyền được trên 1.000 buổi cho gần 70.000 lượt người, tập trung ở các phiên chợ vùng biên. Trong điều kiện các nước trên thế giới và trong khu vực phải đối mặt với đại dịch Covid-19 như hiện nay, việc thực hiện các chương trình mục tiêu trong công tác TTĐN càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết khi chính quyền và nhân dân khu vực biên giới của nước ta với các nước láng giềng đã có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, phòng, chống dịch bệnh.

Đặc biệt, Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 6 tại Quảng Ninh vào tháng 4-2021, sự kiện Khánh thành cụm công trình lưu niệm hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Bình Phước vào tháng 6-2021 đã được Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ TTTT chỉ đạo tuyên truyền đậm nét trên mọi phương tiện thông tin truyền thông về chính sách, quan điểm đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta cũng như tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống các nước khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông.

Thực hiện quyết định, công tác TTĐN ngày càng có vai trò quan trọng trong công tác truyền thông, công tác tư tưởng của Đảng cũng như công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh quốc gia, góp phần giữ vững ổn định tình hình chính trị , kinh tế, quốc phòng, an ninh của đất nước. Do đó, Bộ BÐBP và Bộ TTTT xác định cần chủ động, tích cực hơn nữa trong công ty hợp tác giữa hai ngành. Có như vậy, mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ ra, tiếp tục truyền, cơ quan điều hành chủ trương, quan điểm của Đảng là quyết định, bảo trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền , toàn bộ lãnh thổ của Tổ quốc; chính sách, luật của Nhà nước liên quan đến công ty phân tích, mốc và quản lý biên giới trên đất nhằm xây dựng trực tuyến biên hòa, sở hữu, hợp tác, cùng phát triển.

PV

Bình luận

ZALO