Để góp phần đưa Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) sớm đi vào cuộc sống, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị thuộc BĐBP Sóc Trăng đã và đang tích cực triển khai quán triệt các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Đồng thời, tham mưu, phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Luật Biên phòng Việt Nam đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2022, là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng để BĐBP thực thi nhiệm vụ. Việc quy định chức năng chủ trì của BĐBP trong phối hợp với các cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu đã phân định rõ nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho BĐBP và các lực lượng khác trong công tác phối hợp quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Lịch sử dựng nước, giữ nước và đấu tranh bảo vệ bờ cõi, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở nơi phên dậu, tiền tiêu Tổ quốc của dân tộc ta đã để lại nhiều bài học quý báu. Một trong những bài học đó là ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần có những chủ trương, sách lược đúng đắn chỉ đạo công tác Biên phòng của nước nhà. Lịch sử cho thấy, những “hảo phương lược”, những “kế cửu an” đã được ông cha ta thực hiện tốt và truyền lại cho các thế hệ con cháu mai sau.
Ngày 6-12, thay mặt Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Nghị định số 106/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Biên phòng Việt Nam. Nghị định này quy định chi tiết về hệ thống tổ chức; chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với BĐBP; phối hợp giữa bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ biên phòng.
Ngày 6-12, thay mặt Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Nghị định số 106/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Biên phòng Việt Nam.
Ngày 21-9, Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP, Trưởng ban Soạn thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Biên phòng Việt Nam chủ trì buổi làm việc với Cơ quan thường trực Ban Soạn thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Biên phòng Việt Nam (gọi tắt là Cơ quan thường trực Ban Soạn thảo).
Ngày 25-8, tại Hà Nội, Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP chủ trì Hội thảo thông qua Đề án “Tổ chức tập huấn chuyên sâu; tuyên truyền, phổ biến Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản quy định chi tiết”. Dự hội thảo có Thiếu tướng Hàn Mạnh Thắng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng.
Ngày 18-8, tại Hà Nội, Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP chủ trì cuộc họp giao nhiệm vụ triển khai thi hành đồng bộ Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Dự cuộc họp có Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Chính ủy BĐBP và các Thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP.
Ngày 12-8, Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP, Trưởng ban Soạn thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Biên phòng Việt Nam chủ trì buổi làm việc với Cơ quan thường trực Ban Soạn thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Biên phòng Việt Nam (gọi tắt là Cơ quan thường trực Ban Soạn thảo).
Ngày 1-6, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Hội nghị Ban soạn thảo Đề án “Tổ chức tập huấn chuyên sâu tuyên truyền, phổ biến Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản quy định chi tiết” . Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy BĐBP, Trưởng Ban soạn thảo chủ trì hội nghị.
HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, gồm có HĐND và UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tại Chương V, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về biên phòng, trong đó, trách nhiệm của HĐND, UBND các cấp được quy định tại Điều 33 của Chương V.
Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Tại Điều 32, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) quy định về trách nhiệm của cơ quan tổ chức về biên phòng, trong đó có trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an có quy định riêng).
Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước. Để bảo đảm hiệu quả quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể có liên quan. Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN), trên cơ sở thể chế hóa quan điểm lãnh đạo của Đảng, thống nhất với các quy định có liên quan trong văn bản quy phạm pháp luật khác, bám sát thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đã quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về biên phòng. Trong đó, Điều 31, Luật BPVN quy định trách nhiệm của Bộ Công an về biên phòng, thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:
“Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” là hai nhiệm vụ chiến lược, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Để xây dựng, quản lý, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia, Luật Biên phòng Việt Nam quy định cụ thể về trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương, trong đó, Bộ Ngoại giao giữ vị trí quan trọng thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại biên phòng.
Vừa qua, Đoàn khảo sát số 2 của Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP, Phó ban Thường trực Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Biên phòng Việt Nam làm trưởng đoàn đã có các buổi làm việc, lấy ý kiến, khảo sát thực tế phục vụ xây dựng Nghị định này. Những ý kiến đóng góp được đúc rút từ thực tiễn công tác sẽ góp phần xây dựng Nghị định hoàn chỉnh, thống nhất giúp thực thi Luật Biên phòng Việt Nam hiệu quả.
Ngày 17-4, tại BĐBP Hà Tĩnh, Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP chủ trì Hội thảo và tọa đàm Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Biên phòng Việt Nam. Tham gia hội thảo có đại diện của UBND, HĐND tỉnh Hà Tĩnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh; Công an tỉnh Hà Tĩnh và các sở, ban, ngành tỉnh Hà Tĩnh.