Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ sáu, 29/09/2023 02:03 GMT+7

Luật Biên phòng Việt Nam sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 10

Biên phòng - Ngày 11-6, Quốc hội (QH) thông qua 2 nghị quyết: Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017 và Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Và thảo luận các dự án luật: Luật Thư viên; Luật Lực lượng dự bị động viên (LLDBĐV).

rlf08izw52-15411_f_jwrjr3iq1_a2
Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017. Ảnh: QH

Với 92,56% đại biểu có mặt đồng ý, QH đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, Luật Biên phòng Việt Nam sẽ được QH cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10.

Biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017, có 91,53% đại biểu có mặt tán thành. Theo Nghị quyết, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.683.045 tỷ đồng, bao gồm số thu chuyển nguồn từ năm 2016 sang năm 2017, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2016, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.681.414 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2017 sang năm 2018.

Bội chi ngân sách nhà nước là 136.963 tỷ đồng, bằng 2,74% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm kết dư ngân sách địa phương. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách trung ương gồm: vay trong nước 70.125 tỷ đồng; vay ngoài nước 66.838 tỷ đồng. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 283.981 tỷ đồng.

Thảo luận dự án Luật LLDBĐV, một số ý kiến của đại biểu đề nghị cân nhắc sửa tên Luật LLDBĐV thành Luật Dự bị động viên hoặc Luật Quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật vì lực lượng dự bị động viên là con người, chưa bao gồm về phương tiện kỹ thuật.

Trước những ý kiến của đại biểu, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải trình, Điều 66 Hiến pháp năm 2013 quy định Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, LLDBĐV hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp làm nòng cốt cho nhiệm vụ quốc phòng. Điều 1; khoản 1, Điều 25 Luật Quốc phòng quy định Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng bao gồm lực lượng thường trực và LLDBĐV. Trong thực tiễn hơn 20 năm thực hiện Pháp lệnh LLDBĐV, các đơn vị địa phương không có vướng mắc gì về tên gọi. Do đó, Bộ Quốc phòng đề nghị QH giữ nguyên như dự thảo Luật.

s78vc3l6gn-15411_f_jwrjr3ig0_a1
Đại tướng Ngô Xuân Lịch làm rõ thêm một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau về dự án Luật LLDBĐV. Ảnh Minh Hải

Về ý kiến tỷ lệ dự phòng từ 10-15%, quy định tại khoản 2 Điều 14 dự thảo Luật, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho biết, dự thảo Luật kế thừa Điều 11 Pháp lệnh LLDBĐV, quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên phải có tỷ lệ dự phòng thích hợp, dự thảo luật xác định tỷ lệ dự phòng từ 10-15% là cần thiết để đảm bảo tính chủ động cho các địa phương khi huy động theo chỉ tiêu được giao. Mặt khác, thực tiễn hơn 20 năm thực hiện Pháp lệnh LLDBĐV cho thấy việc quy định tỷ lệ dự phòng đối với đơn vị dự bị động viên như dự thảo Luật là phù hợp.

Danh Anh

Bình luận

ZALO