Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ sáu, 24/03/2023 07:07 GMT+7

Khi ngư dân là “radar” trên biển

Biên phòng - Từ ngoài khơi, tàu cá ĐNa 90118 TS của ngư dân Nguyễn Văn Xuân điện vào đất liền thông báo về những tình hình bất thường. Ngay sau đó, hàng loạt tàu cá khác cũng thông tin về sự việc có những tàu lạ hoạt động cách vùng biển Đà Nẵng khoảng 40 hải lý.

rney_6a
Đại tá Nguyễn Hải, Chính ủy BĐBP thành  phố Đà Nẵng (bên phải) ra đảo Lý Sơn đón ngư dân đi trên tàu cá ĐNa 9152 TS bị tàu nước ngoài đâm chìm trên biển trở về đất liền. Ảnh: Văn Chương

Còn nhớ, Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, có 4 tàu cá của ngư dân Đà Nẵng đã trụ lại trên biển. Các ngư dân này cho rằng, Tết thường đánh được nhiều “lộc biển”, đồng thời, giá cá bán rất cao nên xác định làm xuyên Tết.

Đó là các tàu cá ĐNa 90341 TS và 90378 TS của ngư dân Huỳnh Viết, tàu cá ĐNa 90875 TS của ngư dân Nguyễn Cu (quận Sơn Trà), tàu ĐNa 90361 TS của ngư dân Đào Thị Mộng Trinh (quận Thanh Khê).

Ngày Tết, tàu thuyền đều vắng bóng trên biển, tai mắt của ngư dân trở nên thiếu vắng. Các đồn Biên phòng phụ trách địa bàn đã lập tức giữ chắc liên lạc với 4 tàu cá này. Bên cạnh việc động viên, chúc Tết, các đồn Biên phòng còn thông qua đó để nắm tình hình trên biển. 

Những tin tức mà ngư dân thường xuyên báo cáo vào đất liền, đó là tàu cá của ngư dân Trung Quốc xuất hiện ngoài khơi của thành phố Đà Nẵng. Một số tàu cá lảng vảng đi lại nhưng không đánh lưới mà cứ thả trôi tự do từ ngày này sang ngày khác. Trong khi “tập quán” đánh bắt của các tàu này là bật sáng điện vào ban đêm để thu hút cá, sau đó bủa lưới vây, còn ban ngày thì neo nghỉ.

Trong năm 2017, ngư dân thành phố Đà Nẵng đã báo cáo 305 lượt tàu cá Trung Quốc hoạt động xâm phạm chủ quyền khai thác hải sản trái phép tại các tọa độ cách hướng Đông Bắc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng từ 35 đến 42 hải lý. 

Ngư dân Nguyễn Văn Hùng cho biết, hiện nay trên tàu cá đều được gắn máy định vị định dạng Haiyang phát sóng AIS để nhận dạng các loại tàu nhằm tránh đâm va khi hành trình trong đêm. Các tàu này còn tích hợp thêm chức năng định vị cho tàu. Nhờ thiết bị này nên các ngư dân nắm chắc được số hô hiệu, quốc tịch, số tàu nước ngoài hành trình trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Nhưng cũng thông qua đó giúp ngư dân đặt ra những câu hỏi nghi vấn đối với những tàu không lắp đặt thiết bị phát sóng AIS rằng: “Chắc hẳn các tàu có chuyện gì đó nên mới giấu tung tích”.

Một trong những vụ việc cho thấy ngư dân có ý thức tốt và phối hợp với BĐBP thành phố Đà Nẵng trong việc thông tin về tình hình trên biển, đó là tàu cá QNg 98785 TS, do ngư dân Võ Ngọc Bích (trú tại xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) khi đi hành nghề ngoài khơi đã phát hiện và vớt được một người nước ngoài tại tọa độ 17051'N-112012E. Nạn nhân tên là Rimat, sinh năm 1951, quốc tịch Cộng hòa Litva, có thẻ cư trú dài hạn tại Mỹ. Ông Rimat trên đường đi Figi bằng thuyền buồm thì bị sự cố và trôi dạt nhiều ngày trên biển. Thông tin vớt được người nước ngoài được nhiều tàu cá thông tin cho BĐBP.

Không chỉ có ngư dân thành phố Đà Nẵng mà ngư dân các tỉnh ngoài như Quảng Ngãi, Quảng Nam, khi hoạt động trên biển có kết nối với các đài canh của BĐBP cũng chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về tình hình trên biển. Chỉ tính riêng trong năm 2017, ngư dân thành phố Đà Nẵng đã cung cấp cho BĐBP hàng trăm tin báo, trong đó có 200 tin được đánh giá là “tin tức có giá trị rất cao”, liên quan đến chủ quyền biển, đảo. Những tàu cá cung cấp tin tức thường xuyên như tàu của các ngư dân Nguyễn Văn Xuân, Đỗ Văn Tài, Đặng Ngọc Cường, Nguyễn Hiền, ở quận Sơn Trà...

Tháng 3-2018, các ngư dân thành phố Đà Nẵng đã thông báo cho BĐBP 11 nguồn tin có giá trị về chủ quyền, an ninh biên giới biển, đảo; đồng thời, các đồn Biên phòng cũng đã duy trì 259 phiên liên lạc trên hệ thống thông tin Icom với 467 lượt tàu cá trên bi

Đối với các tàu cá tại địa bàn thành  phố Đà Nẵng, cứ vào dịp cuối năm, khi các ngư dân mãn mùa biển và về quê ăn Tết, các đồn Biên phòng phối hợp với chính quyền các địa phương ven biển tổ chức sơ kết việc thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” theo Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tổ chức khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều thông tin hữu ích về tình hình trên biển cho BĐBP (năm 2017 khen thưởng cho 4 tập thể và 11 ngư dân).

Đà Nẵng là địa phương lưu trú của nhiều tàu cá của các địa phương khác, vì vậy, các đồn Biên phòng trên địa bàn thường xuyên tiến hành tuyên truyền khi tàu cá vào bến neo đậu. Ngoài nội dung giáo dục cho ngư dân có ý thức về chủ quyền biển, đảo, BĐBP Đà Nẵng còn nhắc nhở bà con về việc treo cờ Tổ quốc, không đốt hương trên tàu để phòng hỏa hoạn, không sử dụng các phương thức khai thác hủy diệt môi trường...

Lê Văn Chương

Bình luận

ZALO