Biên phòng - Sau những chuyến tuần tra, kiểm soát, bảo vệ biên giới, mỗi cán bộ, chiến sĩ tại các đơn vị Biên phòng trên tuyến biên giới Tây Nam của Tổ quốc lại chọn cho mình những cách nghỉ ngơi, thư giãn riêng. Đó có thể là chơi thể thao, đọc sách báo, xem ti vi hay chăm sóc khu tăng gia, vườn hoa, cây cảnh…
Dưới bàn tay chăm sóc của những người lính Biên phòng, những khóm hoa cúc, mười giờ, lan, sen… đua nhau khoe sắc đã góp thêm không khí vui tươi ngày Xuân của những người lính Biên phòng nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Chiến sĩ Trạm Kiểm soát Biên phòng Nha Sáp, Đồn Biên phòng Vĩnh Điều, BĐBP Kiên Giang chăm sóc vườn hoa được trồng quanh trạm. Ảnh: Hồ Phúc
Chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, BĐBP Kiên Giang bên ao sen của đơn vị. Ảnh: Đăng Bảy
Những người lính Biên phòng ở chốt Vọng Chiêm, Đồn Biên phòng Phú Mỹ, BĐBP Kiên Giang giăng lưới bắt cá cải thiện bữa ăn hằng ngày. Ảnh: Bích Nguyên
Sau chuyến tuần tra địa bàn, chiến sĩ chốt phòng, chống dịch Covid-19 số 4, Đồn Biên phòng Lộc Thành, BĐBP Bình Phước tận dụng thời gian rảnh chăm sóc những chậu lan trồng tại chốt. Ảnh: Hồ Phúc
Những giàn mướp đắng vừa góp phần bổ sung thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày của cán bộ, chiến sĩ, vừa làm đẹp cảnh quan nơi đóng chốt phòng, chống dịch Covid-19 của Đồn Biên phòng Lộc Thiện, BĐBP Bình Phước. Ảnh: Hồ Phúc
Tranh thủ thời gian nghỉ ngơi, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lộc Thiện, BĐBP Bình Phước cùng chiến sĩ dân quân tại chốt phòng, chống dịch số 3 đón Xuân qua những trang báo. Ảnh: Hồ Phúc
Cán bộ, chiến sĩ BĐBP có vai trò như những “sứ giả văn hóa” đồng hành với các miền biên cương, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời hun đúc tình yêu quê hương đất nước, tô thắm bản sắc dân tộc. Xã hội càng trải qua nhiều biến động thì vai trò đó càng được phát huy hiệu quả, chưa kể ở các mặt trận an ninh phi truyền thống như phòng, chống dịch Covid-19, các chiến sĩ văn hóa mang quân hàm xanh lại có cơ hội đóng góp sức mình cho cuộc chiến mới.
Ngay giữa trung tâm thành phố biển Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, hiện vẫn còn di tích thành cổ Đồng Hới. Trải qua bao thăng trầm, biến thiên của thiên tai, chiến tranh, nhưng nơi đây vẫn lưu lại tương đối đầy đủ dấu tích của thành lũy. Nơi từng vang lên những âm thanh mài gươm, luyện võ, giờ trở thành di tích nằm gần giáp mặt với biển.
Trên dặm trường thiên lý vào Nam ra Bắc, cứ mỗi khi đi ngang qua vĩ tuyến 17, lòng tôi lại bồi hồi xúc động nhớ về một thời oanh liệt của cha ông. Nơi ấy có cây cầu Hiền Lương bắc qua con sông Bến Hải, nơi một thời giới tuyến cắt chia dải đất hình chữ S thành hai miền Nam-Bắc đằng đẵng suốt hơn 20 năm.
Lặng lẽ và bền bỉ gắn bó với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, cán bộ, chiến sĩ BĐBP trên khắp miền biên cương Tổ quốc đã thắp sáng hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, luôn sẻ chia, đồng hành với nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới với mục tiêu kinh tế phát triển - đời sống bình yên - nhân dân hạnh phúc.
Cách thành phố Vinh 75km về phía Bắc, đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) được xem là ngôi đền linh thiêng nhất, đứng đầu 4 ngôi đền nổi tiếng xứ Nghệ (vùng Nghệ Tĩnh trước kia): Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng. Các sự tích dân gian huyền bí xen lẫn dấu ấn tiền nhân, cùng với cảnh trí tươi đẹp khắc họa đền Cờn, trở thành điểm đến không thể thiếu khi về xứ Nghệ.
Kinh lá buông mang đậm nét văn hóa gắn liền với tôn giáo của người Khmer ở An Giang, là “báu vật” người xưa để lại, thể hiện những giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật cao của nghệ nhân Khmer, từ việc chọn lá, cách phơi lá, cách chế biến và sử dụng bột đen làm nổi bật các con chữ. Đây là những giá trị văn hóa phi vật thể, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Khmer. Qua nhiều thăng trầm, biến cố, kinh lá buông dần mai một vì nhiều lý do. Tuy nhiên, thế hệ sau đang tìm cách gìn giữ nét văn hóa ấy bằng tất cả khả năng của mình.
Hằng năm cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng lại tổ chức Lễ hội đình làng Túy Loan. Trải qua hơn 1 thế kỷ thăng trầm cùng thời gian, đình làng Túy Loan vẫn giữ vẻ uy nghi vốn có, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch gần xa.
Tập thơ "Thư con gửi Trường Sa" của tác giả Hồng Diệu gồm 33 bài thơ, do Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành là món quà dành tặng các cán bộ, chiến sĩ Hải quân, BĐBP và những người đã, đang gắn bó với biển, đảo quê hương. Tác giả Hồng Diệu đã mượn lời con trẻ, những câu chuyện gia đình để gửi tình yêu thương, lòng biết ơn, trân trọng từ đất liền tới các cán bộ, chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi, nhất là tại quần đảo Trường Sa, đồng thời, mong muốn tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ vượt qua mọi sóng gió, nỗi lo toan thường nhật, cống hiến hết mình cho lý tưởng cao đẹp mà các anh đang theo đuổi. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với tác giả Hồng Diệu để biết rõ hơn tâm tình cũng như những điều chị muốn gửi gắm tới các chiến sĩ ngoài đảo xa.