Biên phòng - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, cùng với các nghi lễ thì trò chơi dân gian luôn là hoạt động không thể thiếu và là nét đẹp văn hóa tinh thần trong những ngày lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Những trò chơi dân gian như: Đẩy gậy, ném còn, kéo co, đánh đu, chọi dê, nhảy lửa, đi cà kheo, ném pao, đánh yến… là dịp để đồng bào vui chơi, giải trí sau những tháng ngày miệt mài lao động, đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi, gắn kết cộng đồng và quảng bá văn hóa, thúc đẩy kinh tế du lịch của địa phương.
Hội thi múa khèn là một trong những trò chơi dân gian được yêu thích và không thể thiếu trong ngày Xuân của đồng bào dân tộc Mông.
Đẩy gậy vừa là trò chơi dân gian, vừa là môn thể thao truyền thống thường được đồng bào các dân tộc tổ chức vào mỗi dịp lễ, Tết.
Phụ nữ dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An tham gia thi bắn nỏ trong ngày hội của bản làng.
Cuộc thi chọi dê thường được đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang tổ chức vào hội Xuân đầu năm mới.
Thiếu nữ dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên chơi trò chơi ném còn trong ngày Xuân.
Nhảy lửa là một nghi thức sinh hoạt văn hóa độc đáo và lâu đời của người Dao đỏ ở Hà Giang.
Ở làng Tơ Ma, khi nói đến người đam mê làm tượng cổng làng thì tất cả mọi người trong làng nói ngay đến anh Nguyễn Văn Quyết, chàng trai dân tộc Xơ Đăng với những tình cảm tốt đẹp. Anh được xem như người “giữ hồn” về nghệ thuật tạc tượng dân gian Xơ Đăng với sự am hiểu và niềm đam mê cháy bỏng.
Trong hành trình về xã vùng cao Tà Pơơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam công tác, chúng tôi cùng anh Bling Ưi, cán bộ UBND xã Tà Pơơ theo con đường bê tông dẫn vào thôn Vinh xuyên qua những tán rừng khi trời đang mưa rả rích. Tại đây, chúng tôi bị cuốn hút bởi đôi tay thoăn thoắt, sạm đen của già Alăng Ró với sự miệt mài, khéo léo trong từng nhát đục để hoàn thành bức tượng gỗ “Người đàn ông Cơ Tu ôm con chim thiêng Trinh” do bà con Cơ Tu trong thôn đặt hàng.
Vừa qua, một nhóm nhạc nước ngoài đến Việt Nam biểu diễn đã thu hút sự quan tâm, theo dõi của rất đông các bạn trẻ. Cùng với đó, những phát ngôn của một hoa hậu trong những ngày gần đây, đang gây nên những phản ứng gay gắt trên mạng xã hội. Tình trạng đó đang gióng lên một hồi chuông báo động về sự lệch chuẩn văn hóa trong một bộ phận thanh niên, tuổi trẻ hiện nay. Nếu điều đó không được định hướng, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời, rất có thể sẽ làm cho cuộc xâm lăng văn hóa diễn ra nhanh hơn, rộng hơn và thẩm thấu sâu hơn vào đời sống xã hội. Điều đó cũng đặt ra thách thức cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền văn hóa dân tộc hiện nay. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển về vấn đề này.
Bộ phim “Cuộc chiến không giới tuyến” do Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh BĐBP, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất chào mừng 65 năm Ngày Thành lập lực lượng BĐBP và 35 năm ngày Biên phòng toàn dân. Bộ phim đang được trình chiếu trên kênh VTV1, vào lúc 21 giờ, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Những tập đầu của bộ phim “Cuộc chiến không giới tuyến” bắt đầu khởi chiếu trên sóng VTV khung “giờ vàng” đã thu hút sự quan tâm của công chúng, bởi cốt truyện sinh động, hấp dẫn về người lính Biên phòng, với sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên nổi tiếng. Trong bộ phim này cũng chứng kiến sự “lột xác” của các diễn viên khi thủ những dạng vai mà trước đây họ chưa từng đóng.
Trải qua hơn 61 mùa rẫy, gắn bó với nghề dệt nhiều năm, bà Y Vit (làng Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) không thể nhớ mình đã dệt bao nhiêu tấm thổ cẩm. Giờ mắt đã mờ, đôi tay đã chai sạn, nhưng mỗi khi ngồi vào khung cửi, bà lại thoăn thoắt đôi tay, thể hiện những kỹ năng dệt chuyên nghiệp, tạo ra những chiếc khăn, tấm thổ cẩm tuyệt đẹp.
Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.
Thực hiện Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên địa bàn khu vực biên giới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2022” (gọi tắt là Chương trình), trong 5 năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh triển khai nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả cao cho người dân vùng biên.