Biên phòng - Thời điểm trước Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, tiết mưa phùn đến sớm, khí trời nồng nàn ấm áp lan tỏa, đồng bào 54 dân tộc anh em trên mọi miền Tổ quốc với tâm thế sẵn sàng khép lại năm cũ, chào đón năm mới bằng tinh thần tích cực, khát vọng xây dựng cuộc sống no ấm, đoàn kết, sum vầy.
Báo Biên phòng xin giới thiệu chùm ảnh ghi lại không khí chuẩn bị đón Tết trên quê hương của đồng bào các dân tộc ở 3 miền đất nước.
Đồng bào dân tộc Khơ Mú thôn Xốp Kha, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An tái hiện ngày Tết Gơ rơ, là Tết truyền thống vào tháng Chạp âm lịch để tiễn năm cũ, đón năm mới của dân tộc Khơ Mú tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Người Khmer ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh trang trí nhà cửa rực rỡ đón Tết Nguyên đán và đón những người đi làm ăn xa trở về ăn Tết bên gia đình.
Đội cồng chiêng các xã của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk hợp luyện với nhau để chuẩn bị các tiết mục đặc sắc chào đón năm mới.
Vào phiên chợ cuối năm, phụ nữ dân tộc Giáy ở xã Xín Mần, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang thường mua sắm trang sức mới để đón Tết.
Những ngày áp Tết, có thời gian thảnh thơi là lúc người Khmer Nam Bộ ở xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang truyền dạy văn hóa truyền thống, kĩ thuật đan tay thủ công. Trong ảnh: Một phụ nữ dân tộc Khmer đang dạy cho lớp trẻ cách đan chiếu cỏ bàng.
Đồng bào dân tộc Stieng cư trú tại sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước hào hứng làm du lịch cộng đồng, với sản phẩm du lịch đặc sắc là các tiết mục múa truyền thống.
Kinh lá buông mang đậm nét văn hóa gắn liền với tôn giáo của người Khmer ở An Giang, là “báu vật” người xưa để lại, thể hiện những giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật cao của nghệ nhân Khmer, từ việc chọn lá, cách phơi lá, cách chế biến và sử dụng bột đen làm nổi bật các con chữ. Đây là những giá trị văn hóa phi vật thể, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Khmer. Qua nhiều thăng trầm, biến cố, kinh lá buông dần mai một vì nhiều lý do. Tuy nhiên, thế hệ sau đang tìm cách gìn giữ nét văn hóa ấy bằng tất cả khả năng của mình.
Hằng năm cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng lại tổ chức Lễ hội đình làng Túy Loan. Trải qua hơn 1 thế kỷ thăng trầm cùng thời gian, đình làng Túy Loan vẫn giữ vẻ uy nghi vốn có, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch gần xa.
Tập thơ "Thư con gửi Trường Sa" của tác giả Hồng Diệu gồm 33 bài thơ, do Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành là món quà dành tặng các cán bộ, chiến sĩ Hải quân, BĐBP và những người đã, đang gắn bó với biển, đảo quê hương. Tác giả Hồng Diệu đã mượn lời con trẻ, những câu chuyện gia đình để gửi tình yêu thương, lòng biết ơn, trân trọng từ đất liền tới các cán bộ, chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi, nhất là tại quần đảo Trường Sa, đồng thời, mong muốn tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ vượt qua mọi sóng gió, nỗi lo toan thường nhật, cống hiến hết mình cho lý tưởng cao đẹp mà các anh đang theo đuổi. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với tác giả Hồng Diệu để biết rõ hơn tâm tình cũng như những điều chị muốn gửi gắm tới các chiến sĩ ngoài đảo xa.
Lễ hội đua thuyền tứ linh ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này làm cho người dân đất đảo vô cùng phấn khởi, bởi đó là sự ghi nhận cho nỗ lực giữ gìn, bảo tồn một lễ hội văn hóa tín ngưỡng rất riêng của họ. Lễ hội đua thuyền vốn là tài nguyên trong hệ thống du lịch văn hóa tâm linh của huyện đảo, nay được nâng tầm thành di sản cấp quốc gia, là cơ hội để Lý Sơn tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch.
Bén duyên với nghệ thuật nhiếp ảnh từ sự giúp đỡ đầy ân tình của hai vợ chồng khách du lịch người Na Uy đến Nha Trang gần 25 năm trước, chàng trai đạp xích lô Mai Lộc bước tiếp vào con đường làm hướng dẫn viên du lịch. Theo lối đi riêng của mình, hàng chục năm qua, anh đã trở thành sứ giả của những hành trình kết nối, đem đến cho du khách nước ngoài nhiều cảm xúc đẹp từ câu chuyện cuộc sống, văn hóa, phong cảnh làng quê đất nước.
Mỗi độ Xuân về, đồng bào các dân tộc Tày - Nùng sinh sống ở miền núi phía Bắc đều tổ chức Lễ hội Lồng tồng (tức lễ hội xuống đồng). Đây là lễ hội có từ lâu đời, là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc của đồng bào, để bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên đã có công khai hoang, trồng cấy lúa nước, đồng thời, cũng là dịp để nhân dân cầu cho mùa màng tươi tốt, mọi nhà an vui, hạnh phúc.
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, tại các xóm làng, thôn bản, đồng bào các dân tộc thường tổ chức mừng Xuân mới với những lễ hội truyền thống đặc trưng của dân tộc mình và tham gia các trò chơi dân gian độc đáo.
Năm Tân Sửu đã chạm ngõ mọi nhà. Đối với khán giả cả nước, trong thời gian qua, những văn nghệ sĩ tuổi Sửu đã có những hoạt động nghệ thuật sôi nổi và những đóng góp, cống hiến hết mình cho nền nghệ thuật nước nhà. Bước sang năm mới Tân Sửu, các nghệ sĩ tuổi Sửu cũng ấp ủ nhiều dự định với mong muốn mang đến cho khán giả nhiều chương trình hay, sản phẩm nghệ thuật ấn tượng.