Biên phòng - Chiều 7-5-1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho Quân đội nhân dân Việt Nam hiên ngang tung bay trên nóc hầm De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng sau 56 ngày đêm.
Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi, kỳ tích vẻ vang trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Bộ đội ta kéo những khẩu pháo nặng hàng chục tấn vượt núi, xuyên rừng vào chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng các loại ô tô, tàu, thuyền, lừa, ngựa…ngày đêm vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược lên mặt trận Điện Biên Phủ. Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên chiến thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa lần cuối cùng trước khi phát lệnh nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Việc quyết định bỏ phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”, chuyển sang thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc” là một quyết định chính xác, phù hợp với tình hình thực tế để giảm thiểu tổn thất lực lượng, thực hiện “vây lấn” tập đoàn cứ điểm địch từ ngoài vào trong, lần lượt tiêu diệt từng cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Ảnh: Tư liệu TTXVN
17h30 phút ngày 13/3/1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Pháo binh của ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ chiều 13/3/1954, tấn công cứ điểm Him Lam. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Trận pháo kích vào cứ điểm Him Lam, mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh, tấn công vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chiều 7/5/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Trận địa phòng không của quân đội ta ở Điện Biên Phủ đã hoạt động hiệu quả trong việc ngăn chặn việc tiếp tế bằng đường không của Pháp cho Tập đoàn cứ điểm. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Bộ đội ta ăn mừng trên xác máy bay Pháp bị bắn rơi ở Mường Thanh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Tù binh Pháp ở Điện Biên Phủ được áp giải về tuyến sau. Kết thúc chiến dịch Điện BIên Phủ, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 quân địch, thu toàn bộ vũ khí, trang bị quân sự, bắn rơi nhiều máy bay; xóa sổ hoàn toàn tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương của quân đội Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Tướng De Castries (đi đầu) cùng toàn bộ Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng, chiều 7/5/1954. Ảnh: Triệu Đại/TTXVN
Trong nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng hiện đại, thiết thực, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên.
Nhằm đưa Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) vào cuộc sống, Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đã tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch số 209/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức tập huấn chuyên sâu; tuyên truyền, phổ biến Luật BPVN và các văn bản quy định chi tiết, giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đến nay, trong toàn tỉnh đã hoàn thành việc tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về Luật BPVN và các văn bản quy định chi tiết cho cán bộ từ tỉnh đến huyện (thành phố, thị xã), xã (phường) và thôn (xóm, bản, khối).
Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương nâng cao tính chủ động, tinh thần trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, tạo đột phá, hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
Ngày 29/9, tại Hà Nội, Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP chủ trì giao ban tháng 9/2023. Cùng dự có Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP; Thủ trưởng Bộ Tư lệnh, Thủ trưởng Bộ Tham mưu, Cục Chính trị; Thủ trưởng các cục và chỉ huy các phòng, ban, đơn vị chức năng.
Ngày 29/9, tại Bộ Chỉ huy BĐBP Trà Vinh, Cụm thi đua số 6 BĐBP tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2023. Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có Đại tá Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP.
Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” do Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức tại địa bàn xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực đã thành công tốt đẹp. Sự hiện diện của đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và tỉnh Nghệ An đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng ở khu vực biên giới.
Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” do Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức tại địa bàn xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực đã để lại tình cảm sâu sắc trong lòng quân và dân nơi biên giới, đặc biệt là các em thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn. Thông qua chương trình đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và Quân đội đối với trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực biên giới còn nhiều khó khăn.