Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ sáu, 02/06/2023 01:25 GMT+7

Dấu ấn Thoại Ngọc Hầu ở vùng biên viễn

Biên phòng - Danh tướng Thoại Ngọc Hầu, quê ở huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, dinh Quảng Nam, nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Ông từng giữ chức Trấn thủ Lạng Sơn từ tháng 11-1802 đến tháng 10-1810 năm 1817, ông tiếp tục giữ chức Trấn thủ Vĩnh Thanh cho đến khi qua đời vào năm 1829. Ông đã có những chính sách quan trọng và được triển khai thực hiện xuyên suốt trong 200 năm.

Năm 1818, ông chỉ huy đào kênh Thoại Hà có chiều dài 30km, nối liền Long Xuyên với Rạch Giá. Sau đó, ông cho xây dựng công trình lưỡng dụng, vừa phục vụ dân sinh, vừa để phòng thủ là kênh Vĩnh Tế nằm dọc biên giới Việt Nam - Campuchia. Kênh được đào từ năm 1819 đến năm 1824 (ảnh trên). Kênh Vĩnh Tế hiện nay là tuyến giao thông đường thủy quan trọng ở tỉnh An Giang. Ảnh: Văn Chương
Năm 1823, ông cho lập 5 làng dọc bờ kênh Vĩnh Tế, đó là làng Vĩnh Ngươn, Vĩnh Điều, Vĩnh Tế, Vĩnh Gia và Vĩnh Thông. Sau này sử sách nhà Nguyễn có ghi chép: “Án thủ Châu Đốc là thống chế Nguyễn Văn Thụy (tức Thoại) dời dân đến ở đất biên thùy, đặt ra 20 xã, thôn, vay của công 1.900 quan tiền và 1.500 phương gạo cho dân, đã hoãn nhiều năm, dân vẫn chưa trả được, đến nay Thụy đem của nhà trả bù cho dân”. Ảnh: Văn Chương
Thoại Ngọc Hầu đã huy động sức dân ở khu vực biên giới xây dựng tuyến đường Tân Lộ Kiều Lương vào năm 1826. Tuyến đường có chiều dài 5km được xây dựng trong vòng 1 năm, kinh phí xây dựng con đường, nếu so với chính sách hiện nay là xã hội hóa. Tức không lấy tiền ngân sách, mà huy động từ sự đóng góp của các quan viên và gia đình. Ảnh: Văn Chương
Tấm bia đặt ở đền thờ khắc hơn 50 dòng về công đức của ông. Từ dòng số 41 ghi lại việc năm 1798-1799 được cử sang Xiêm và Lào, được phong chức Khâm sai Thượng đạo Tướng quân. Năm 1812, Thoại Ngọc Hầu mang quân sang giúp vua Chân Lạp, sau đó đóng quân lại để giúp bạn, nhưng không can thiệp vào triều chính của nước láng giềng. Gần 200 năm sau, Việt Nam cũng đưa quân tình nguyện Việt Nam sang giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt. Ảnh: Văn Chương
Sắc của vua Bảo Đại phong thần cho Thoại Ngọc Hầu, phong “Quang ý Dực Bảo Trung Hưng Trung Đăng Thần”. Trước đó, vua Khải Định phong thần cho ông là Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần. Ảnh: Văn Chương
Người dân hàng ngày vẫn đến kính cẩn hương khói và tưởng nhớ ông. Một số lễ hội lớn ở thành phố Châu Đốc được tổ chức tại khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu. Ảnh: Văn Chương

Lê Văn Chương

Bình luận

ZALO