Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ bảy, 27/07/2024 08:46 GMT+7

Cơ sở lý luận và thực tiễn thực thi nhiệm vụ biên phòng trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia

Biên phòng - Nhiệm vụ Biên phòng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, gắn liền với cương vực, chủ quyền lãnh thổ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, tồn vong của mọi quốc gia dân tộc trên thế giới. Có thể khẳng định, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia là thiêng liêng, quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Đây là nhiệm vụ đặc thù, không được một giây phút trễ nải, lơ là, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao nhất. Báo Biên phòng xin giới thiệu tham luận của đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai tại Hội thảo Luật Biên phòng Việt Nam ngày 23-9 tại thành phố Lào Cai.

ti4j_a
Luật Biên phòng Việt Nam ra đời sẽ nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại biên phòng, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển. Ảnh: CTV

Sự cần thiết bàn về thực thi nhiệm vụ biên phòng

Nước ta có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng trong khu vực và thế giới; có 7.913,556 km đường biên giới đất liền và trên biển (biên giới đất liền: 4.653, 556 km; biên giới biển: 3.260 km), với 44 tỉnh, thành phố có biên giới quốc gia (BGQG), gồm: 239 huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh với 1.109 xã, phường, thị trấn.

Trong những năm qua, tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực luôn có những diễn biến phức tạp, nhanh và khó lường; chủ quyền quốc gia trên bộ, trên biển, xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai, bạo loạn, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh thương mại, tranh chấp chủ quyền trên biển... tiếp tục diễn biến phức tạp. Các hoạt động can dự, chi phối, cạnh tranh, phân chia lợi ích, củng cố quyền lực của các nước lớn đối với khu vực Đông Nam, châu Á làm cho môi trường an ninh, chính trị ngày càng khó lường.

Trong những năm qua, tình hình chủ quyền, lãnh thố vùng biến, đảo của nước ta tiếp tục có những diễn biến phức tạp như: Các đối tượng phản động, cơ hội chính trị tiếp tục hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam; tình hình vi phạm pháp luật truyền thống, phi truyền thống nhất là tội phạm ma túy, mua bán người và tội phạm công nghệ cao mang tính chất xuyên biên giới; tình trạng diễn biến phức tạp; Phía Trung Quốc tiếp tục có những hành động phi pháp nhằm thay đổi nguyên trạng, quân sự hóa, kiểm soát tuyến hàng hải quốc tế; sự hiện diện, can dự quân sự của các nước lớn như Mỹ, Anh, Canada...trên Biển Đông; tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... ngày càng gia tăng.

Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo đối với các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở khu vực biên giới... đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân ở khu vực biên giới còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chậm phát triển, trình độ dân trí không đồng đều, còn tồn tại nhiều phong tục, hủ tục lạc hậu, trình độ, năng lực một bộ phận cán bộ, chính quyền cấp cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Đây là những yếu tố kẻ địch, các phần tử xấu thường lợi dụng để móc nối, tuyên truyền kích động, lôi kéo, gây rối, mất ổn định an ninh trật tự ở khu vực biên giới. Những vấn đề trên đang đặt ra nhiều thách thức lớn đến thực hiện nhiệm vụ biên phòng.

Cơ sở pháp lý thực thi nhiệm vụ biên phòng

Pháp lệnh BĐBP được ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX-thông qua ngày 28-3-1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 7-4-1997, đã cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nói chung, BĐBP nói riêng là cơ sở pháp lý quan trọng để Chính phủ, các Bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp triển khai đồng bộ, có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, vùng biển, đảo Tổ quốc, xây dựng lực lượng BĐBP thực sự trở thành là nòng cốt, chuyên trách bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực biên giới.

Trước biến động của tình hình trong nước, khu vực và xu thế của thời đại, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, quan điểm, tư duy mới về bảo về Tổ quốc, quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ BGQG trong tình hình mới, như: Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về “Chiến lược bảo vệ BGQG”, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25-10-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Tại Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về “Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia”, Bộ Chính trị đã xác định rõ nhiệm vụ biên phòng: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia..bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ hòa bình, an ninh, văn hóa, pháp luật, tính uy nghiêm và biểu tượng quốc gia tại biên giới, cửa khẩu; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác; bảo vệ, phòng thủ vững chắc biên giới quốc gia; góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới và cả nước”;

Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến nhiệm vụ biên phòng, cụ thể:

Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định một số trường hợp nổ súng không phù hợp với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của BĐBP trong các trường họp đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm nguy hiểm như tội phạm về ma túy, sử dụng vũ khí quân dụng, vật liệu nổ trái phép... Vì vậy, cần bổ sung để phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ của BĐBP.

Điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật An ninh quốc gia năm 2004 quy định: “BĐBP là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biên giới”, nội dung này Pháp lệnh chưa quy định.

Khoản 5 Điều 41 Luật Phòng, chống khủng bố quy định Bộ Quốc phòng “Chỉ đạo BĐBP phối hợp với các cơ quan, đơn vị Công an nhân dân, Hải quan và các cơ quan, đơn vị khác thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bô thông qua hoạt động kiêm soát người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu do BĐBP phụ trách”.

Khoản 2 Điều 35 Luật Quốc phòng năm 2018 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng: “Chủ trì, phối họp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; duy trì an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển và vùng tròi của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quôc tê mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên

Điêu 38 Luật Phòng, chống ma túy quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng: “Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy ở hu vực biên giới trên đất liền, khu vực biên giới trên biển... Phối hợp với cơ quan hữu quan của nước khác để phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần qua biên giới theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy của BĐBP”.

Điều 43 Luật Phòng, chống mua bán người quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng: “Chỉ đạo lực lượng BĐBP thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mua bán người tại khu vực biên giới và trên biển theo quy định của pháp luật, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân... Thực hiện quản lý an ninh, trật tự tại khu vực biên giới, hải đảo và trên biển để phòng ngừa mua bán người”.

Khoản 2 Điều 31 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy định: “BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ BGQG, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật”.

Qua tổng kết 20 năm thi hành Pháp lệnh. Tỉnh Lào Cai đã làm rõ một số vướng mắc, bất cập chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Biên phòng trong tình hình hiện nay.

Từ tình hình trên, đòi hỏi cấp thiết phải sớm xây dựng Luật Biên phòng nhằm luật hóa các chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác biên phòng, tạo sự thống nhất cao trong các quy dịnh của pháp luật; dồng thời Quy định về hoạt động cơ bản về biên phòng, nhiệm vụ biên phòng, hình thức, biện pháp thực thi nhiệm vụ biên phòng...

Nghiên cứu dự thảo Luật Biên phòng “Lần 2”, Cơ quan soạn thảo đã căn cứ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; kế thừa nhiệm vụ Biên phòng được quy định trong Pháp lệnh BĐBP năm 1997, đã tiếp thu, tổng hợp đầy đủ ý kiến đề xuất của tỉnh Lào Cai tại báo cáo Tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh BĐBP trên địa bàn tỉnh; 06 nhóm nhiệm vụ Biên phòng quy định trong dự thảo đã đạt được yếu tố thực tại đồng thời dự báo tình hình yêu cầu nhiệm vụ Biên phòng trong tình hình mới;

Thực tiễn công tác thực thi nhiệm vụ biên phòng

Mặc dù phạm vi của Pháp lệnh BĐBP năm 1997 chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến BĐBP, chưa thể chế đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng về quốc phòng, an ninh; chưa thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Tuy nhiên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quán triệt đầy đủ các chủ trương, đường lối, tư duy của Đảng và Nhà nước về chiến lược bảo vệ tổ quốc, bảo vệ biên giới quốc gia, cập nhật, triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp luật mới có liên quan đến thực thi nhiệm vụ Biên phòng. Vì vậy, trên thực tế trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều lực lượng phối hợp chặt chẽ thực thi tương đối đầy đủ 06 nhóm nhiệm vụ biên phòng, trcng đó lấy lực lượng BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách phối họp cùng các lực lượng Công an, Hải quan...Nhiệm vụ biên phòng đã đã được thành tựu đáng ghi nhận, cụ thế:

Luôn nắm chắc tình hình, phân tích đánh giá và xử lý hiệu quả các sự kiện về biên giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự khu vực biên giới; tuyến biên giới giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam trở thành điển hình mẫu mực trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung;

Khu vực phòng thủ tỉnh, huyện, thành phố biên giới ngày càng được củng cố vững chắc, tạo tiền đề phát triển kinh tế văn hóa xã hội, đưa Lào Cai trở thành những tỉnh có tốc độ phát triên kinh tế nhanh ở khu vực Tây Bắc.

Quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu Kinh tế cửa khẩu có tầm nhìn phát triển đến năm 2030 và những năm tiếp theo; hệ thống các cửa khẩu, lối mở biên giới ngày càng hiện đại, đồng bộ, thu hút đầu tư thương mại xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ; đưa kinh tế đối ngoại thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Công tác đối ngoại giữa chính quyền và lực lượng vũ trang hai tỉnh Lào Cai, Việt Nam - Vân Nam, Trung Quốc đirợc duy trì và phát triển lên tầm cao mới; góp phần giữ vững sự ổn định lâu dài để phát triển kinh tế xã hội khu vực biên giới.

Lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng BĐBP tỉnh nói riêng ngày càng lớn mạnh, tinh nhuệ, chính quy, từng bước hiện đại ; đủ sức thực thi nhiệm vụ biên phòng trong mọi tình huống;

Hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Bên cạnh những thành tựu to lớn, cơ bản đã đạt được, song do cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, toàn diện đối với lực lượng chuyên trách; lực lượng phối họp hiệp đồng, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp... một số quy định giữa các ngành, lực lượng còn chồng chéo dẫn đến công tác tham mưu, phối hợp có thời điểm, vụ việc chưa thật sự nhịp nhàng, đem lại hiệu quả tối ưu; công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đặc biệt là các chủ trương, chính sách mới vê nhiệm vụ biên phòng có thời điểm còn hạn chế, đặc biệt là tại cấp cơ sở.

Từ những hiệu quả thực thi nhiệm vụ biên trong thời gian qua, tỉnh Lào Cai rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng về chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, chiến lược bảo vệ tổ quốc, công tác đối ngoại...Chỉ đạo các cấp các ngành, các lực lượng phối hợp chặt chẽ với BĐBP tỉnh năm chắc mọi tình hình tham mưu cho địa phương các các chủ trương, đối sách và giải pháp để triển khai thực thi nhiệm vụ biên phòng Đầu tư các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới, tạo tiền đề vững chắc trong xây dựng, củng cố khu vực phòng thủ vững mạnh ở khu vực biên giới;

Phát động phong trào toàn dân bảo .vệ biên giới quốc gia, bảo vệ an ninh tổ quốc, quan tâm hỗ trợ về kinh phí cho nhân dân trực tiếp tham gia cùng BĐBP tuần tra bảo vệ biên giới, phát quang đường tuần tra biên giới, đường lên Mốc quốc giới (hiện nay tỉnh Lào Cai hỗ trợ từ nguồn kinh phí địa phương trên 2 tỷ đồng/năm cho các hoạt động trên)

Quan tâm, đầu tư xây dưng lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng BĐBP nói riêng cả về vật chất, tinh thần như xây dựng doanh trại, cơ sở vật chât, phương tiện, trang thiết bị...và thường xuyên thăm hỏi, động viên kịp thời đê mọi cán bộ chiến sỹ phấn khởi, yên tâm thực thi có hiệu quả nhiệm vụ biên phòng

Xuất phát từ yêu cầu thực tiển Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai nhất trí cao với dự thảo luật Biên phòng Việt Nam và đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung chức năng giám sát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và chống buôn lậu, gian lận thương mại vào Điều 8 Luật Biên phòng, cụ thể: Điều 8. Vị trí, chức năng, Bộ đội Biên phòng là quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng, lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, kiểm soát xuất nhập cảnh, tham gia giám sát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và chổng buôn lậu, gian lận thương mại tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; tham mưu hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật có liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và xây dựng Bộ đội Biên phòng.

Lý do: Căn cứ đặc thù về địa bàn đóng quân và phạm vi hoạt động của BĐBP ở biên giới, hải đảo; trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và căn cứ hiệu quả thực tiễn thực thi nhiệm vụ biên phòng trong công tác phòng chổng buôn lậu, gian lận thương mại của Bộ đội Biên phòng.

Đề nghị bố sung cụm từ “Trực tiếp, hoặc” và đầu câu tại khoản 12, Điều 9, Luật Biên phòng cụ thể: Trực tiếp, hoặc tham gia cùng các ban, bộ, ngành, cơ quan hữu quan đàm phán, giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ biên giới quốc gia. Xử lý các tình huống vi phạm chủ quyền lãnh thổ, xâm phạm biên giới quốc gia, vùng biển; đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ giữa Việt Nam và các nước.

Lý do: Căn cứ chức năng , nhiệm vụ, trong nhiều trường hợp cụ thể, Bộ đội Biên phòng phải khân trương trực tiếp gặp gỡ, đàm phán với lực lượng vũ trang phía đối diện để giải quyết sự kiện biên giới.

Đề nghị Bộ Quốc phòng, Chính phủ sớm hoàn chỉnh dự án xây dựng Luật Biên phòng trình Quốc hội thông qua; đồng thời Luật chính thức có hiệu lực khẩn trương ban hành Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn thi hành để tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho các địa phương, lực lượng thực thi có hiệu quả nhiệm vụ biên phòng./.

Bình luận

ZALO