Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ hai, 25/09/2023 04:45 GMT+7

Có nên gọi Luật sư là “thầy cãi” ?

Biên phòng - Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, đất nước đổi mới, hội nhập. Luật sư ngày càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là từ khi có Luật Luật sư 2012. Đội ngũ Luật sư Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Vai trò của Luật sư trong xã hội

Vai trò của Luật sư trong xã hôi được thể hiện qua chức năng xã hội của luật sư.

Theo quy định tại Điều 3 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư:

“Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”

Xã hội càng phát triển, các mối quan hệ xã hội cũng ngày càng đa dạng, phức tạp.

Giao lưu dân sự, kinh doanh thương mại, các vấn đề liên quan đến nhân thân, tài sản của các chủ thể trong xã hội cũng trở lên phổ biến.

Khi đó, Luật sư có vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn, giải quyết, tháo gỡ những vấn đề pháp lý mà các tổ chức, cá nhân trong xã hội đang gặp phải.

Bên cạnh việc hoạt động như một dịch vụ có thu phí. Luật sư còn thể hiện vai trò xã hội quan trọng như đã nêu trên.

Có nên gọi Luật sư là “thầy cãi” ?

“Thầy cãi” là câu nói cửa miệng, một cách gọi nôm na mà ngày nay mọi người vẫn hay dùng để chỉ những người hành nghề Luật sư.

Danh xưng “Thầy cãi” đã xuất hiện từ giai đoạn nền tư pháp còn mang nặng tính áp chế. Nghề luật sư khi đó cũng chưa thực sự phát triển.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, đất nước đổi mới, hội nhập. Luật sư ngày càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là từ khi có Luật Luật sư 2012. Đội ngũ Luật sư Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Luật sư vừa hành nghề, vừa thực hiện chức năng xã hội, bảo vệ công lý, bảo vệ Đảng, Nhà nước, quền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng:

Không nên dùng từ “Thầy cãi” để chỉ những người hành nghề luật sư, bởi vì:

Thứ nhất, dùng từ “cãi” là không đúng bản chất của luật sư, thậm chí nó tạo nên ấn tượng không hay về hình ảnh người Luật sư. Khi bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách hàng, Luật sư không phải “cãi” mà là tranh luận, bào chữa. Luận cứ bào chữa của luật sư được xây dựng dựa trên những luận điểm có căn cứ pháp lý, gắn với tình huống thực tiễn.

Thứ hai, hoạt động của Luật sư rất đa dạng, nhiều lĩnh vực chứ không chỉ có hoạt động bào chữa.

Luật sư đại diện ngoài tố tụng:

  • Tư vấn pháp luật trên nhiều lĩnh vực như dân sự, hình sự, đất đai, hôn nhân gia đình,lao động, kinh doanh thương mại…
  • Tư vấn làm các thủ tục như: Thủ tục làm sổ đỏ; Thủ tục ly hôn; Thủ tục thành lập công ty; Thủ tục đầu tư…
  • Đại diện tham gia đàm phán, ký kế hợp đồng, giải quyết tranh chấp…

Luật sư tham gia tố tụng:

Tham gia vào các giai đoạn tố tụng, bào chữa, tranh luận tại tòa án để bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý:

Ngoài hoạt động dịch vụ pháp lý, luật sư còn tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho cộng đồng.

Tổng đài hỗ trợ tìm kiếm luật sư riêng, luật sư tại nhà 19006593

Bình luận

ZALO