Biên phòng - Đồng bào dân tộc Mông có câu “ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông” và với cộng đồng người Mông, cây lanh đã trở thành biểu tượng văn hóa. Trang phục của đồng bào Mông gây ấn tượng mạnh với mọi người bởi nghệ thuật tạo hình độc đáo trên chất liệu vải lanh với sự kết hợp nhuần nhuyễn 3 kỹ thuật cơ bản là thêu, vẽ sáp ong và chắp vải.
Không chỉ có giá trị để làm vải may trang phục truyền thống, cây lanh còn có ý nghĩa trong đời sống tinh thần, tâm linh của đồng bào dân tộc Mông. Theo truyền thống, trong lễ cưới và cả trong tang ma, họ phải mặc quần áo được dệt từ vải lanh.
Đồng bào Mông chặt cây lanh về nhà, bó thành từng bó, phơi ngoài trời hoặc xếp ở hiên nhà cho đến khi thân cây khô hoàn toàn.
Sau đó, họ tẽ vỏ cây lanh thành những sợi nhỏ rồi nối các sợi lanh, cuộn lại thành cuộn.
Để sợi lanh chắc hơn, họ sử dụng một dụng cụ đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân để se sợi.
Vải lanh của đồng bào dân tộc Mông thường bền, chắc là do được nhuộm chàm.
Ngay từ nhỏ, trẻ em gái người Mông đã được học cách thêu hoa văn lên tấm vải lanh.
Từ tấm vải lanh trắng tinh, đồng bào Mông đầu tư rất nhiều công sức làm nên những bộ trang phục truyền thống với nhiều hoa văn tinh tế, cầu kỳ.
Cách thành phố Vinh 75km về phía Bắc, đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) được xem là ngôi đền linh thiêng nhất, đứng đầu 4 ngôi đền nổi tiếng xứ Nghệ (vùng Nghệ Tĩnh trước kia): Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng. Các sự tích dân gian huyền bí xen lẫn dấu ấn tiền nhân, cùng với cảnh trí tươi đẹp khắc họa đền Cờn, trở thành điểm đến không thể thiếu khi về xứ Nghệ.
Kinh lá buông mang đậm nét văn hóa gắn liền với tôn giáo của người Khmer ở An Giang, là “báu vật” người xưa để lại, thể hiện những giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật cao của nghệ nhân Khmer, từ việc chọn lá, cách phơi lá, cách chế biến và sử dụng bột đen làm nổi bật các con chữ. Đây là những giá trị văn hóa phi vật thể, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Khmer. Qua nhiều thăng trầm, biến cố, kinh lá buông dần mai một vì nhiều lý do. Tuy nhiên, thế hệ sau đang tìm cách gìn giữ nét văn hóa ấy bằng tất cả khả năng của mình.
Hằng năm cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng lại tổ chức Lễ hội đình làng Túy Loan. Trải qua hơn 1 thế kỷ thăng trầm cùng thời gian, đình làng Túy Loan vẫn giữ vẻ uy nghi vốn có, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch gần xa.
Tập thơ "Thư con gửi Trường Sa" của tác giả Hồng Diệu gồm 33 bài thơ, do Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành là món quà dành tặng các cán bộ, chiến sĩ Hải quân, BĐBP và những người đã, đang gắn bó với biển, đảo quê hương. Tác giả Hồng Diệu đã mượn lời con trẻ, những câu chuyện gia đình để gửi tình yêu thương, lòng biết ơn, trân trọng từ đất liền tới các cán bộ, chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi, nhất là tại quần đảo Trường Sa, đồng thời, mong muốn tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ vượt qua mọi sóng gió, nỗi lo toan thường nhật, cống hiến hết mình cho lý tưởng cao đẹp mà các anh đang theo đuổi. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với tác giả Hồng Diệu để biết rõ hơn tâm tình cũng như những điều chị muốn gửi gắm tới các chiến sĩ ngoài đảo xa.
Lễ hội đua thuyền tứ linh ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này làm cho người dân đất đảo vô cùng phấn khởi, bởi đó là sự ghi nhận cho nỗ lực giữ gìn, bảo tồn một lễ hội văn hóa tín ngưỡng rất riêng của họ. Lễ hội đua thuyền vốn là tài nguyên trong hệ thống du lịch văn hóa tâm linh của huyện đảo, nay được nâng tầm thành di sản cấp quốc gia, là cơ hội để Lý Sơn tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch.
Bén duyên với nghệ thuật nhiếp ảnh từ sự giúp đỡ đầy ân tình của hai vợ chồng khách du lịch người Na Uy đến Nha Trang gần 25 năm trước, chàng trai đạp xích lô Mai Lộc bước tiếp vào con đường làm hướng dẫn viên du lịch. Theo lối đi riêng của mình, hàng chục năm qua, anh đã trở thành sứ giả của những hành trình kết nối, đem đến cho du khách nước ngoài nhiều cảm xúc đẹp từ câu chuyện cuộc sống, văn hóa, phong cảnh làng quê đất nước.
Mỗi độ Xuân về, đồng bào các dân tộc Tày - Nùng sinh sống ở miền núi phía Bắc đều tổ chức Lễ hội Lồng tồng (tức lễ hội xuống đồng). Đây là lễ hội có từ lâu đời, là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc của đồng bào, để bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên đã có công khai hoang, trồng cấy lúa nước, đồng thời, cũng là dịp để nhân dân cầu cho mùa màng tươi tốt, mọi nhà an vui, hạnh phúc.
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, tại các xóm làng, thôn bản, đồng bào các dân tộc thường tổ chức mừng Xuân mới với những lễ hội truyền thống đặc trưng của dân tộc mình và tham gia các trò chơi dân gian độc đáo.