Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ bảy, 27/07/2024 08:39 GMT+7

Cần có giải pháp hỗ trợ ngư dân vừa sản xuất vừa tham gia bảo vệ chủ quyền

Biên phòng - Sáng 15-8, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 36, thực hiện chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) năm 2019, UBTVQH tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn để xem xét việc thực hiện các nghị quyết giám sát chuyên đề và kết luận chất vấn của UBTVQH từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018.

9icjblhsy2-18239_f_jzcdaplr1_CT_QH
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì Phiên chất vấn, trả lời chất vấn. Ảnh: Minh Hải

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì Phiên chất chất, trả lời chất vấn. Tham gia chất vấn có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và các thành viên Chính phủ các Bộ trưởng trực tiếp tham gia chất vấn gồm Bộ trưởng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc.

Mở đầu phiên chất vấn, trả lời chất vấn, Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) đề cập đến việc đào tạo, huấn luyện kỹ năng hoạt động trên biển cho người dân, việc bảo đảm trang thiết bị cho ngư dân vừa sản xuất vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia theo Nghị quyết 459 của UBTVQH.

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện nay kinh tế biển ở góc độ khai thác thủy sản của Việt Nam rất lớn, số lượng tham gia hoạt động trực tiếp trên biển khoảng 1 triệu người. Có 3 vấn đề rất lớn đặt ra ở khu vực này là làm sao khai thác hiệu quả, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ chủ quyền. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 930/QĐ-TTg ngày 28-7-2018 đẩy mạnh tuyền truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam, triển khai Luật Thủy sản, tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất... Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, 28 tỉnh duyên hải thường xuyên tuyên truyền trên tất cả khía cạnh, đảm bảo khai thác an toàn, hiệu quả với mục tiêu hỗ trợ tối đa ngư dân.

Về ứng phó thiên tai, trong 3 năm qua có 51 cơn bão và áp thấp. Ngoài việc tuyên truyền, các cơ quan chức năng đã có chương trình hành động kịp thời, đảm bảo an toàn cho 2,1 triệu phương tiện và 9,5 triệu người được di dời đến nơi an toàn, đặc biệt là khu vực hoạt động thủy sản. Từ việc thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ ngư dân đã giúp bà con yên tâm bám biển, vừa phục vụ phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Về trang thiết bị, hiện nay các tỉnh ven biển có 82 cảng cá, 58 khu neo đậu từng bước được nâng cấp. Về trang thiết bị, tàu từ 24m trở lên hiện đang lắp đặt trang thiết bị hành trình giám sát; loại tàu trên 15m, dưới 24m tới đây phải trang bị toàn bộ các trang thiết bị giám sát, góp phần hoàn thành các nhóm giải pháp sớm khắc phục “thẻ vàng” của Liên minh châu Âu về hoạt động đánh bắt thủy sản.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Người có công còn rất chậm, đề nghị Bộ chủ quản cho biết rõ thêm về vấn đề chậm trễ này. Bên cạnh đó, việc quy định chính sách đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện nay có điểm bất cập như: Nếu bà mẹ có nuôi hai con nuôi thì được truy tặng danh hiệu, còn nếu nuôi một con nuôi và một cháu nuôi thì không được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng?

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, theo Luật Ban hành văn ban quy phạm pháp luật, trong tháng 10-2019, Bộ sẽ trình việc sửa đổi Pháp lệnh người có công, theo lộ trình đến tháng 12 -2019 sẽ trình chính thức tới UBTVQH. Thời gian vừa qua, Bộ đã có sự phối hợp chặt chẽ với Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, các thủ tục và quy trình sửa đổi Pháp lệnh về cơ bản đã đảm bảo tiến độ. Việc lấy ý kiến được tổ chức rộng rãi, đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân và gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội. Một số trường hợp cụ thể về truy tặng liệt sỹ mà quy định của Pháp luật chưa điều chỉnh thì Bộ đang trình xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đưa ra văn bản để giải quyết những trường hợp cá biệt.

Về trường hợp cụ thể còn có vướng mắc trong thực hiện chính sách đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Bộ trưởng Đào ngọc Dung cho biết, Pháp lệnh về Bà mẹ Việt Nam anh hùng vẫn còn nhiều điểm vướng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với một số Bộ, ngành hữu quan và có kiến nghị Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng trình Chính phủ tiếp thu các ý kiến để giải quyết một số điểm vướng mắc về chính sách để giải quyết triệt vấn đề có liên quan.

V.H (tổng hợp)

Bình luận

ZALO