Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ sáu, 22/09/2023 03:32 GMT+7

Ca-sơ-mia - ngòi nổ âm ỉ giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan

Biên phòng - Sau một thời gian tạm lắng, quan hệ giữa hai nước láng giềng Ấn Độ và Pa-ki-xtan lại tiếp tục căng thẳng vì những vụ xả súng dọc Đường ranh giới kiểm soát (LoC) ở khu vực biên giới Ca-sơ-mia.

09-22-20_kashmir_loc2.jpg
Hàng rào biên giới Ấn Độ - Pa-ki-xtan ở Xu-chét-ga, Tây Nam Gia-mu, khu vực tranh chấp Ca-sơ-mia. Ảnh AFP

Mấu chốt của những bất đồng trong quan hệ Ấn Độ - Pa-ki-xtan là tranh chấp ở khu vực biên giới Ca-sơ-mia do lịch sử để lại. Chính sách “chia để trị” của thực dân Anh đã dẫn đến việc Ca-sơ-mia trở thành khu vực tranh chấp. Trong gần 70 năm qua, kể từ khi được trao trả độc lập năm 1947, giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan đã nổ ra hai cuộc chiến tranh quy mô lớn vào các năm 1965 và 1999 để giành quyền kiểm soát Ca-sơ-mia.

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, tình hình thế giới và khu vực Nam Á đã có rất nhiều biến động khiến các quốc gia phải tự điều chỉnh chính sách cho phù hợp bối cảnh mới. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ và Pa-ki-xtan đã thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt và thực dụng hơn. Cả hai đều nhận thấy hậu quả lớn nhất mà họ phải gánh chịu là sự tụt hậu về kinh tế do quá tập trung chạy đua vũ trang. Điều đó dẫn tới vị thế quốc tế của cả Ấn Độ và Pa-ki-xtan đều giảm sút.

Tháng 4/2003, Ấn Độ và Pa-ki-xtan đã tiến hành các bước đi tích cực nhằm khôi phục quan hệ ngoại giao và bắt đầu duy trì lệnh ngừng bắn dọc theo LoC dài 720 km chia vùng Trong gần 70 năm qua, kể từ khi được trao trả độc lập năm 1947, Ấn Độ và Pa-ki-xtan đã nổ ra hai cuộc chiến tranh quy mô lớn vào các năm 1965 và 1999 để giành quyền kiểm soát Ca-sơ-mia thuộc dãy núi Hi-ma-lay-a làm hai phần do hai nước kiểm soát.

Mặc dù thỉnh thoảng xảy ra các cuộc đụng độ nhỏ lẻ, Ấn Độ và Pa-ki-xtan vẫn tiến hành đàm phán để giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là vấn đề Trong gần 70 năm qua, kể từ khi được trao trả độc lập năm 1947, Ấn Độ và Pa-ki-xtan đã nổ ra hai cuộc chiến tranh quy mô lớn vào các năm 1965 và 1999 để giành quyền kiểm soát Ca-sơ-mia. Đây được coi như một công cụ để xây dựng lòng tin quan trọng nhất giữa hai nước láng giềng.

Tuy nhiên, hai bên thường xuyên cáo buộc lẫn nhau vô cớ nổ súng khiêu khích và vi phạm các thỏa thuận ngừng bắn tại khu vực ranh giới này. Điều này phản ánh hệ quả tất yếu của mối quan hệ chính trị “xuống cấp” giữa hai nước.

Trên thực tế, các cuộc đối thoại cấp cao giữa Niu Đê-li và I-xla-ma-bát đã bị đình trệ kể từ sau vụ đánh bom đẫm máu ở thành phố Mum-bai của Ấn Độ hồi tháng 11/2008, làm hơn 160 người thiệt mạng. Ấn Độ cáo buộc một nhóm phiến quân ở Pa-ki-xtan đứng sau vụ tấn công khủng bố này, trong khi I-xla-ma-bát bác bỏ mọi liên quan.

09-22-20_lynxnpea980f7_rtroptp_4_india-p
Binh sĩ bán quân sự Pa-ki-xtan ở khu vực biên giới. Ảnh: Reuters

Tháng 2/2011, tại Hội nghị cấp cao khu vực Nam Á, thứ trưởng Ngoại giao hai nước đã có cuộc gặp bên lề và tuyên bố nhất trí nối lại các cuộc đàm phán hòa bình chính thức đầu tiên kể từ sau vụ khủng bố Mum-bai.

Đây được xem là một bước đi quan trọng hướng tới việc cải thiện quan hệ giữa hai quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất đối với an ninh khu vực Nam Á. Sau sự kiện này, quan hệ Ấn Độ-Pa-ki-xtan đã dần được cải thiện. Đặc biệt, khi Thủ tướng Pa-ki-xtan Na-oa Sa-ríp lên nắm quyền (tháng 5/2013), ông đã tuyên bố sẽ nỗ lực nối lại tiến trình hòa bình với Ấn Độ.

Bất chấp thực tế trong năm 2013 vẫn có đến khoảng 200 vụ đấu súng giữa quân đội hai nước tại khu vực, hai bên vẫn khẳng định cam kết tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn tại LoC đạt được hồi năm 2003.

Việc ông Na-ren-đra Mô-đi trở thành Thủ tướng Ấn Độ đã tiếp tục mở ra tín hiệu tích cực trong quan hệ hai nước, khi Thủ tướng Pa-ki-xtan Sa-ríp được mời dự lễ nhậm chức của ông Mô-đi hồi tháng 5/2014. Lần đầu tiên trong lịch sử, một vị thủ tướng Pa-ki-xtan dự lễ nhậm chức của người đồng cấp Ấn Độ.

Tuy nhiên, mối quan hệ này sớm trở lại lạnh nhạt khi lãnh đạo hai bên hủy cuộc gặp trực tiếp tại cuộc họp của Liên hợp quốc ở Niu Yoóc (Mỹ) hồi tháng 9/2014. Từ đó, khu vực Ca-sơ-mia lại vang lên tiếng súng. Năm 2014 được xem là năm xảy ra xung đột biên giới nhiều nhất (hơn 560 vụ) gây nhiều thương vong cho cả hai phía.

Từ đầu năm đến nay, thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên nhiều lần bị vi phạm. Mới đây nhất, ngày 11/6, căng thẳng giữa hai nước lại bùng phát tại LoC phân chia khu vực Ca-sơ-mia. Theo truyền thông Ấn Độ, binh sĩ Pa-ki-xtan đã vô cớ xả súng dọc LoC tại khu vực Xa-chi-an, quận Pôn-sơ thuộc bang Gia-mu - Ca-sơ-mia, khiến lực lượng biên phòng Ấn Độ phải đáp trả. Cuộc đọ súng kéo dài gần 10 phút tuy không gây thương vong nhưng khiến quan hệ hai nước càng trở nên phức tạp.

Đây không phải lần đầu tiên quan hệ Ấn Độ và Pa-ki-xtan nóng lên, nhưng nó lại xảy ra đúng vào thời điểm tranh cãi ngoại giao giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân ở khu vực Nam Á đang có nguy cơ leo thang, sau khi nhà ngoại giao Pa-ki-xtan Mô-ha-mét I-đrít bị Niu Đê-li từ chối cấp visa do “có sự liên hệ tình báo với Ta-li-ban và nhóm LeT”.

Các quan chức của Cao ủy Pa-ki-xtan tại Niu Đê-li cũng đã có cuộc gặp với đại diện Bộ Ngoại giao Ấn Độ để yêu cầu chấm dứt những hành động được cho là “báo cáo sai lệch chống Pa-ki-xtan”. Trước đó, Cố vấn An ninh quốc gia Pa-ki-xtan Xa-tát A-dít còn lên tiếng chỉ trích phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ trong chuyến thăm Băng-la-đét mới đây, khi cho rằng I-xla-ma-bát “khuyến khích khủng bố”.

Tiếng súng ở Ca-sơ-mia một lần nữa làm sụp đổ niềm tin mong manh mà cả hai bên đang cố hàn gắn. Để xây dựng được một cơ chế đối thoại song phương thật sự hiệu quả còn cần nhiều thiện chí của cả hai phía.
Trung Nguyên

Bình luận

ZALO