Biên phòng - Những năm qua, Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên cho khu vực biên giới của Tổ quốc. Những chủ trương, chính sách đó đã và đang làm thay đổi căn bản đời sống kinh tế - xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó, góp phần quan trọng tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng luôn chú trọng triển khai có chiều sâu nhiều hoạt động, loại hình văn hóa khác nhau, nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân khu vực biên giới, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Nhắc tới Quảng Bình, nhiều người lập tức nghe vang lên trong lòng mình bài hát “Quảng Bình quê ta ơi” của cố nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác vào năm 1964: “Nếu ai hỏi vì sao, quê hương chúng ta nhiều ngói mới, rằng có đắng cay nên chừ mới có ngọt bùi...”. Giai điệu đó cũng góp phần vào sắc màu các chương trình biểu diễn của BĐBP Quảng Bình trong các chương trình phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân biên giới.
An Giang là tỉnh biên giới duy nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có núi và đồng bằng, có sức hấp dẫn cao, bởi gắn liền với đời sống tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống lâu đời. Không dừng lại ở khai thác tài nguyên du lịch sẵn có, tỉnh An Giang cùng với các doanh nghiệp xây dựng và làm mới sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, tại xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh diễn ra chợ phiên Pò Hèn. Đây là điểm nhấn đặc sắc trong chuỗi hoạt động sôi động trong kỳ nghỉ lễ tại địa đầu đất nước.
Nhờ có Đảng, có Bác Hồ, đồng bào dân tộc Mông từ thân phận nô lệ đã vươn lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh. Chính cuộc đổi đời vĩ đại ấy đã lý giải vì sao đồng bào coi trọng việc đón Tết Độc lập 2/9, bên cạnh Tết cổ truyền mừng năm mới hằng năm của dân tộc.
Trong những ngày cả nước tưng bừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra triển lãm sách “Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và khai trương thư viện, không gian cà phê sách cộng đồng The Wiselands”. Những người yêu sách thật hạnh phúc khi được hòa mình vào không gian rộng lớn, phong phú của những cuốn sách, nguồn tư liệu quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó, đặc biệt là bản Di chúc - di sản vô giá mà Người để lại cho nhân loại.
Mới đây, nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng ở Sơn La đã được cấp chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây không chỉ là niềm vinh dự lớn lao cho cộng đồng người Thái, mà còn góp phần cổ vũ, động viên, tiếp thêm sức mạnh cho đồng bào dân tộc Thái gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, không ngừng nuôi dưỡng, bồi đắp cho thế hệ trẻ để nó mãi trường tồn qua nhiều thế hệ, trở thành di sản quý báu của nước nhà.
Tối ngày 16/8, tại Kỳ đài Bờ Bắc - Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình” với chủ đề “Kể những câu chuyện hòa bình cho thế hệ tương lai” tái hiện 20 năm đau thương, mất mát, hi sinh của đồng bào vùng giới tuyến. Đây cũng là dịp tôn vinh những giá trị bất hủ cũng là niềm tự hào về quá khứ, qua đó, truyền năng lượng tích cực đến hiện tại và tương lai.
Tối 27/8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Nắng Ba Đình” nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.