Biên phòng - Suy tim là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng đe dọa tính mạng như phù phổi cấp, rối loạn nhịp tim, suy gan, suy thận… Bài viết “Suy tim có nguy hiểm không?” hôm nay sẽ giúp người bệnh biết cách giảm triệu chứng và phòng tránh rủi ro này.
Đi tìm lời giải suy tim có nguy hiểm không?
Cho dù suy tim ở mức độ nào (độ 1, độ 2, độ 3 hay độ 4) hoặc do nguyên nhân nào thì người bệnh cũng phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, rối loạn nhịp tim, suy gan, suy thận. Suy tim càng nặng thì khả năng gặp biến chứng càng cao, cụ thể:
- Phù phổi cấp: Đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm do suy tim gây ra, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân là do tim suy yếu khiến chất lỏng bị tích tụ tại phổi gây phù phổi.
- Rối loạn nhịp tim: Suy tim lâu ngày sẽ dễ dẫn đến rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh nhất. Các biến chứng này sẽ làm tăng nguy cơ ngừng tim đột ngột hoặc hình thành các cục máu đông gây đột quỵ.
- Suy thận: Ở người bệnh suy tim, thận không được cung cấp đủ máu nên sẽ dần suy yếu. Nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân suy tim có kèm biến chứng suy thận sẽ có nguy cơ nhập viện và tử vong cao hơn.
- Suy gan: Biến chứng này thường xảy ra ở người bệnh suy tim phải. Suy gan khiến người bệnh bị thiếu máu, suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng.
- Hở van tim nặng lên: Khi khả năng co bóp của tim giảm, tim phải làm việc “chăm chỉ” hơn, lâu ngày có thể khiến van tim bị hở nặng hơn. Biến chứng này càng làm quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
- Ngưng thở khi ngủ: Người bệnh khi suy tim nặng dần sẽ có tình trạng ngưng thở khi ngủ. Điều đó khiến người bệnh không thể ngủ được, bị thức giấc trong cơn hoảng loạn.

Các dấu hiệu cảnh báo biến chứng suy tim nguy hiểm
Khi bệnh suy tim tiến triển và gây biến chứng, người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau.
- Thường xuyên bị ho: Cơn ho xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm, khi nằm, ho dai dẳng, không ngừng. Nếu kèm theo biến chứng phù phổi cấp, ho có thể kèm theo đờm bọt màu hồng.
- Khó thở nặng hơn vào ban đêm: Điều này khiến người bệnh hay trằn trọc, khó ngủ, nhiều lần tỉnh giấc vào ban đêm vì khó thở, phải ngồi dậy để thở, thở nhanh, gấp giống như đang chết đuối.
- Phù nặng hơn: Ở giai đoạn nặng, đặc biệt nếu có suy thận, người bệnh suy tim có thể bị tăng cân đột ngột, đi tiểu nhiều hơn, màu đậm hơn và có mùi kim loại do cơ thể bị tích nước. Các chi dưới, mắt cá chân phù nên đi giày dép sẽ thấy chật dù đã đi đúng size.
- Tim đập nhanh/chậm bất thường: Đây là dấu hiệu cảnh báo biến chứng rối loạn nhịp tim do suy tim gây ra. Khi gặp biến chứng này, người bệnh sẽ cảm thấy nhịp tim đập bất thường (lúc nhanh lúc chậm), đánh trống ngực, khó thở, đau tức ngực. Người luôn mệt mỏi, không thiết tha làm gì, không có năng lượng hoạt động.
Nếu thấy các dấu hiệu kể trên, bạn phải nhanh chóng liên hệ cho bác sĩ hoặc tái khám để có phương án xử lý kịp thời.

Các giải pháp cải thiện triệu chứng và kiểm soát suy tim
Suy tim khó chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy mục tiêu hàng đầu trong điều trị suy tim là cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng và làm chậm tiến trình suy tim. Và để làm được điều này, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cần có giải pháp điều trị toàn diện bao gồm bổ sung sản phẩm hỗ trợ điều trị, thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp.
Các loại thuốc điều trị suy tim hay dùng
Việc sử dụng thuốc điều trị Tây y trong suy tim luôn là ưu tiên hàng đầu để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tùy thuốc vào nguyên nhân, tình trạng mà người bệnh sẽ được kê các loại thuốc khác nhau như:
- Thuốc ức chế men chuyển (Coveram, Captopril, Coversyl,...): Giúp làm giãn mạch máu, cải thiện lưu lượng máu, làm chậm tiến triển suy tim.
- Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (Micardis, Exforge, Telmisartan, Hyzaar,...): Chúng có thể được sử dụng thay thế cho người bệnh không dung nạp thuốc ức chế men chuyển.
- Thuốc chẹn beta (Betaloc, Betaloc zok, Atenolol,...): Thuốc làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, tác dụng trực tiếp lên cơ tim và làm giảm gánh nặng cho tim.
- Thuốc lợi tiểu (Furosemid): Thuốc giúp loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể, giảm phù, cải thiện triệu chứng khó thở.
- Thuốc đối kháng Aldosteron (Spironolacton): Nhóm thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali giúp giảm khối lượng công việc cho tim.
- Digoxin (DigoxineQualy, Digoxin-Richter): Thuốc làm chậm nhịp tim, giảm các triệu chứng suy tim kèm rung nhĩ.

Dùng Ích Tâm Khang giúp giảm triệu chứng, giảm tần suất nhập viện
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada vào năm 2014, tại Việt Nam có TPCN Ích Tâm Khang đã được nghiên cứu lâm sàng có tác dụng hỗ trợ điều trị suy tim hiệu quả. Cụ thể:
- Giúp giảm các triệu chứng phù, khó thở, đau ngực, ho khan về đêm… ở người bệnh suy tim.
- Hỗ trợ tăng cường chức năng tim (thể hiện ở chỉ số phân suất tống máu EF tăng từ 41% lên 50%, kích thước các buồng tim nhỏ lại).
- Hỗ trợ giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch và tăng lưu thông máu.
- Ngăn ngừa suy tim tiến triển và giảm tần suất nhập viện.
Do đó, đây là một lựa chọn tốt được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho bệnh nhân suy tim.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập
Thiết lập một chế độ ăn uống và luyện tập khoa học sẽ giúp người bệnh suy tim cải thiện triệu chứng, sống vui vẻ và nhẹ nhàng hơn. Để giảm gánh nặng lên tim, người bệnh cần kiểm soát chế độ ăn uống như tăng cường rau củ quả, hạn chế những thực phẩm chiên rán, xào, da, nội tạng động vật, thức ăn sẵn, đồ đóng hộp.
Đặc biệt, người bệnh cần cố gắng ăn nhạt, ít muối, hạn chế các loại gia vị, thức ăn có chứa nhiều muối như nước mắm, xì dầu, mì chính, đồ đóng hộp, dưa muối… để tránh giữ nước, gây tăng huyết áp và làm tình trạng phù nặng hơn.
Về tập luyện, người bệnh nên duy trì tập luyện 30 phút mỗi ngày, 5 buổi/tuần với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thái cực quyền.... Trường hợp bị suy tim nặng, không thể vận động gắng sức, người bệnh nên chọn các bài tập tại chỗ phù hợp với thể trạng bản thân như nhún vai, xoay cổ, căng giãn cơ tay, chân…
Mặc dù suy tim nguy hiểm, khiến người bệnh gặp phải nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng người bệnh vẫn có thể sống vui vẻ bên gia đình, sống thọ nếu bạn lạc quan và kiên trì tuân thủ mục tiêu điều trị.
Ds. Hương Giang