Biên phòng - Chiều 21-1, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học và công nghệ Bộ Tư lệnh BĐBP đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu 2 đề tài khoa học cấp Bộ Tư lệnh năm 2021 gồm: “Nghiên cứu phương thức hoạt động nghiệp vụ của Trinh sát Biên phòng trong tình hình hiện nay” do Đại tá Vũ Trung Kiên, Nguyên Cục trưởng Cục Trinh sát BĐBP làm chủ nhiệm, Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm mua bán người trong tình hình mới” do Đại tá Phạm Long Biên, Trưởng phòng Phòng,chống mua bán người, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm làm chủ nhiệm. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh BĐBP, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu dự và chỉ đạo.
- Nghiệm thu đề tài "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tàu thuyền; phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn”
- Đề tài cấp Bộ Quốc phòng “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đối ngoại biên phòng trong tình hình mới” được nghiệm thu đạt loại xuất sắc
- Đánh giá, nghiệm thu đề tài xây dựng đội ngũ cán bộ BĐBP người dân tộc thiểu số

Đề tài khoa học “Nghiên cứu phương thức hoạt động nghiệp vụ của Trinh sát Biên phòng trong tình hình hiện nay” được kết cấu 3 chương, 10 mục, gồm các nội dung: Cơ sở khoa học về phương thức thủ hoạt động nghiệp vụ của trinh sát Biên phòng; Nội dung, phương thức hoạt động nghiệp vụ của trinh sát Biên phòng trong tình hình hiện nay; Giải pháp thực hiện phương thức hoạt động nghiệp vụ của trinh sát Biên phòng trong tình hình hiện nay
Đối với Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm mua bán người trong tình hình mới” được kết cấu 3 chương, 10 mục gồm các nội dung: Lý luận về phòng, chống tội phạm mua bán người của BĐBP; Đặc điểm tình hình và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm mua bán người của BĐBP; Dự báo tình hình và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm mua bán người của BĐBP.
Sau khi nghe đại diện và chủ nhiệm của 2 đề tài báo cáo tóm tắt những ý kiến đánh giá, nhận xét của các thành viên Hội đồng, Hội đồng thống nhất đánh giá việc nghiên cứu 2 đề tài trên là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc và có tính khả thi. Giá trị thực tiễn của các đề tài sẽ làm cơ sở để cấp ủy, chỉ huy các cấp trong BĐBP lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện có hiệu quả phương thức hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực đấu tranh với các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người ở khu vực biên giới. Đồng thời, là tài liệu phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy tại Học viện Biên phòng và các nhà trường trong BĐBP...
Tại buổi nghiệm thu, các thành viên Hội đồng đều nhất trí cao với những kết quả nghiên cứu của đề tài, đồng thời đánh giá 2 đề tài đều là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, vừa mang tính lý luận, khoa học, vừa sát với thực tiễn. Kết quả 2 đề tài được xếp loại Khá.
Duy Khiêm