Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ năm, 08/06/2023 04:41 GMT+7

9 điều nên tránh để nâng cao kỹ năng thuyết trình

Biên phòng - Kỹ năng thuyết trình có được cần trải qua quá trình rèn luyện. Nó bao gồm cả kiến thức tổng quát, sự am hiểu chuyên sâu về đề tài, phong cách cá nhân và khả năng làm chủ cảm xúc. Một số yếu tố này sẽ là vật cản nếu như bạn không biết cách khắc phục. Phần thuyết trình được xem là thành công nếu như thuyết phục được người nghe.

Để đạt được điều đó, người trình bày cần tạo được không khí sôi động, kết nối và tương tác tốt giữa các bên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được điều này. Một số người còn mắc các lỗi nên kỹ năng thuyết trình chưa được cải thiện. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết được một số lỗi nên tránh để nâng cao kỹ năng thuyết trình.

Không làm chủ được tâm lý

Sự sợ hãi sẽ làm bạn thiếu tự tin, rụt rè không dám thể hiện hết khả năng chính là nguyên nhân hàng đầu kìm hãm kỹ năng thuyết trình của bạn. Để cải thiện, bạn cần vượt qua điểm yếu này.

Dù bạn có giỏi và nắm vững nội dung nhưng khi nói trước đám đông bạn lại quá lo lắng, căng thẳng hoặc mất bình tĩnh thì sẽ phá hỏng phần trình bày của bạn. Chiến thắng các cảm xúc trên là một trong những cách để nâng cao kỹ năng thuyết trình của bạn. Hãy rèn luyện sự mạnh dạn bằng cách thường xuyên tìm cơ hội nói trước đám đông hoặc mọi người, thay đổi suy nghĩ và học cách làm chủ được cảm xúc của mình.

Không chuẩn bị vẻ ngoài chỉn chu

Một số người có xu hướng không quan trọng vẻ ngoài, từ phong cách ăn mặc, kiểu tóc, phụ kiện… mà chỉ tập trung vào nội dung. Điều này là một thiếu sót lớn bạn nên tránh.

Một vẻ ngoài chỉn chu, đẹp mắt và phù hợp (với không gian, đặc trưng ngành nghề, đối tượng khách hàng…) sẽ giúp bạn tự tin hơn. Vẻ ngoài lịch sự, phù hợp của bạn sẽ dễ được mọi người quan tâm chú ý lắng nghe bạn hơn, tiếng nói của bạn vì vậy có độ tin cậy nhất định.

Không luyện tập trước

Nếu bạn là một “chuyên gia thuyết trình” gạo cội, dày dặn kinh nghiệm thì tất nhiên điều này không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là tân binh, đang nỗ lực nâng cao kỹ năng này của mình thì luyện tập trước là điều thực sự cần thiết. Một số cách hiệu quả đó là luyện trước gương về cả nội dung bài nói và phong cách, cử chỉ; Nhờ một người giỏi hơn luyện và điều chỉnh; Trình bày trước các đồng nghiệp và nhờ họ nhận xét, điều chỉnh… Từ quá trình chuẩn bị phỏng vấn khi tìm việc làm tại Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh hoặc giới thiệu sản phẩm, trình bày báo cáo, sự luyện tập giúp bạn lưu loát và tự tin rất nhiều khi thể hiện chính thức.

Không xác định đối tượng của buổi thuyết trình

Trước khi thuyết trình, bạn không biết được mình sẽ trình bày cho người nghe là đối tượng ở phân khúc nào. Nếu xác định được, bạn sẽ tìm hiểu được đặc điểm liên quan để điều chỉnh được nội dung bài nói, cách nói sao cho phù hợp. Điều này rất quan trọng để nâng cao kỹ năng thuyết trình của bạn.

Trình bày lòng vòng, không vào trọng tâm/vấn đề chính

Nhiều người không biết làm chủ thời gian, phân chia nội dung thuyết trình không hợp lý hoặc trình bày lan man, không nêu thẳng vào vấn đề chính hoặc trì hoãn đi vào trọng tâm. Điều này sẽ khiến người nghe mất kiên nhẫn và thậm chí một số trường hợp họ đã ra về trước khi kịp nghe nội dung quan trọng nhất của bạn.

Không tạo mối liên kết với người nghe

Người nói cứ nói một mạch mà không có sự liên hệ với người nghe. Hai bên không có sự tương tác qua lại. Điều này làm cho phần thuyết trình của bạn kém hiệu quả. Giữa người nói và người nghe rời rạc, kém hiệu quả. Bài thuyết trình trở nên đơn điệu, thiếu sự thu hút.

Ngôn ngữ hình thể mờ nhạt

Trong kỹ năng thuyết trình, ngôn ngữ hình thể rất quan trọng. Nó sẽ minh họa cho lời nói được sinh động của cuốn hút. Nếu bạn thuyết trình mà không vận dụng ngôn ngữ cơ thể thì người nghe sẽ dễ thấy nhàm chán. Đây cũng là lỗi thường gặp. Nếu muốn có phần trình bày sôi động, bạn nên kết hợp với ngữ điệu cơ thể. Bạn có thể di chuyển từ trên xuống và vòng quanh đảm bảo tiếp xúc gần lần lướt với tất cả mọi người.

Bảo thủ, cố chấp

Người khác sẽ nhìn nhận khách quan hơn về chính bạn. Bạn nên lắng nghe những đóng góp của mọi người để chỉnh sửa một số điều chưa tốt. Học hỏi và thay đổi là điều sẽ giúp bạn làm tốt hơn. Ngược lại bảo thủ và cố chấp, nghĩ rằng mình đã làm hết sức, làm tốt mà bỏ qua lời góp ý chân thành của người khác sẽ kìm hãm sự phát triển kỹ năng của bạn.

Kỹ năng thuyết trình rất cần thiết cho nhiều lĩnh vực. Nếu tính chất công việc của bạn cần thiết thì chắc chắn bạn nên nỗ lực rèn luyện kỹ năng này, đó sẽ là yếu tố làm nên thành công của bạn.

Đặng Hảo

Bình luận

ZALO