Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ bảy, 27/07/2024 09:04 GMT+7

5 yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định trong công việc

Biên phòng - Những quyết định đúng sẽ giúp nâng cao giá trị cá nhân và năng suất công việc của mỗi người. Đặc biệt, trong môi trường làm việc đòi hỏi khả năng xử lý áp lực và giải quyết tình huống thì kỹ năng đưa ra quyết định ngày càng chứng tỏ được tính thiết thực cũng như những lợi ích của nó.

Vậy làm sao để đưa ra quyết định hiệu quả - một trong những điều nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên tìm việc làm ở Đồng Nai hôm nay và nhiều nơi khác? Hãy cùng tham khảo 5 yếu tố quan trọng sau đây nhé.

Tính chất của các quyết định

Trong quá trình phụ trách công việc, bạn sẽ thường gặp phải những quyết định theo nguyên tắc và những quyết định linh hoạt. Đây là yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào. Nói một cách dễ hiểu, quyết định có quy tắc luôn được dựa theo những quy định, nguyên tắc mà doanh nghiệp đã thống nhất và đề ra.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn bắt buộc phải tuân thủ các chỉ thị, thủ tục và chính sách đã được thiết lập nếu tình huống này đã được hệ thống. Vì vậy, để đảm bảo đồng bộ và tránh những sai sót, bạn nên xem xét, hiểu rõ và kiểm tra những quy định và thực hiện theo trình tự.

Nguồn thông tin

Nhân tố tiếp theo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc đó chính là liều lượng thông tin bạn có đã đầy đủ và chính xác hay chưa. Không ít những nhân viên thường đưa ra quyết định rất nhanh chóng nhằm tiết kiệm thời gian và để công việc không bị gián đoạn.

Thế nhưng thói quen này rất dễ phát sinh những sai sót do thiếu hụt kiến thức hoặc nhận định cụ thể trong những vấn đề đặc biệt. Để tránh điều này, trước khi đưa ra quyết định, bạn nên tóm tắt lại sơ bộ thông tin bằng cách trả lời những câu hỏi như Đâu là mối quan tâm chính? Những đối tượng có liên quan? Tác động, ảnh hưởng là gì? Và có thể tìm kiếm thêm nguồn tin ở đâu?...

Mức độ ưu tiên

Có những giai đoạn bạn phải đứng giữa nhiều lựa chọn và quyết định phức tạp với các thông tin khác nhau. Đây là trường hợp thường gặp và bắt buộc bạn phải đưa ra quyết định một cách thông minh và phù hợp nhất. Lúc này nhân tố cần quan tâm đó là tính ưu tiên của từng vấn đề là như thế nào.

Rèn luyện được thói quen thông minh này sẽ giúp bạn không bị bối rối hoặc hoảng loạn vì có quá nhiều vấn đề cần giải quyết mà dần dần sẽ sắp xếp lại thứ tự công việc nào ưu tiên giải quyết trước để đảm bảo chất lượng và tiến trình chung của tập thể.

Rủi ro

Những quyết định càng quan trọng càng tiềm tàng nhiều rủi ro, vì vậy đây chính là yếu tố mà bạn cần lưu ý và thận trọng. Rủi ro có thể đến từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, có những nguyên nhân bạn có thể kiểm soát được nhưng cũng có những nguyên nhân rất khó để can thiệp.

Lúc này lập danh sách các rủi ro có thể xảy ra là điều cần làm để nâng cao nhận thức cũng như có cơ sở chuẩn bị các phương án dự phòng trong trường hợp phát sinh không mong muốn. Bí quyết nhỏ ở đây là, để tiết kiệm tối đa nguồn lực, bạn nên dành sự chủ động trong việc đảm bảo tốt các vấn đề có thể can thiệp thay vì dàn trải cho những vấn đề không thể kiểm soát.

Ý kiến từ đồng nghiệp, cấp trên…

Và cuối cùng tham vấn từ những người xung quanh sẽ giúp bạn có thêm tự tin để quyết định công việc. Sau khi đã lên kế hoạch và chuẩn bị cho các phương án, bạn nên chủ động xin ý kiến tham khảo từ đồng nghiệp, cấp trên hoặc thậm chí là bạn bè, người thân.

Đây là bước cuối cùng để giúp bạn hoàn thiện hơn khi những người có kinh nghiệm hoặc thấu hiểu bạn sẽ có thể góp ý thêm những điều có thể bạn chưa nghĩ đến. Sau khi tự đánh giá, bạn sẽ là người đưa ra quyết định sau cùng bằng tất cả những cơ sở trên.

Tiến Huy

Bình luận

ZALO