Biên phòng - Táo bón trẻ em tưởng chừng đơn giản nhưng lại không dễ điều trị dứt điểm vì những nhầm tưởng tai hại của các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc, điều trị. Hậu quả là trẻ bị táo bón kéo dài, gây đau đớn, khó chịu và trở thành nỗi “ám ảnh” của các bé mỗi lần vệ sinh.
Táo bón ở trẻ - vòng xoắn luẩn quẩn
Táo bón trẻ em là tình trạng trẻ đi cầu không thường xuyên (dưới 3 lần/tuần), phân cứng nên mỗi lần đi gây đau đớn, khó chịu, căng thẳng… Táo bón rất phổ biến, thống kê cho thấy, tại khoa tiêu hóa có đến 30% trẻ đến khám vì gặp tình trạng táo bón.
Táo bón được chia thành 2 loại: táo bón thực thể (5%) và táo bón chức năng (95%).
● Táo bón thực thể
Là tình trạng trẻ bị táo bón do nguyên nhân bệnh thực thể (tổn thương cấu trúc, chức năng) ở đường tiêu hóa hoặc ngoài đường tiêu hóa. Nếu xử trí tốt nguyên nhân gây thực thể thì tình trạng táo bón được cải thiện.
Các nguyên nhân có thể thấy như: phình đại tràng bẩm sinh, tổn thương thần kinh đuôi ngựa, thoát vị màng não tủy vùng cùng cụt, chít hẹp ống hậu môn, polyp hậu môn - trực tràng…
● Táo bón chức năng
Là tình trạng táo bón không liên quan đến tổn thương thực thể, chiếm khoảng 95% các trường hợp táo bón mạn tính ở trẻ em. Nguyên nhân có thể do rối loạn chức năng, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chế độ ăn uống - sinh hoạt chưa hợp lý.
Trẻ bị táo bón thường bị đau, thậm chí chảy máu khi đi đại tiện, hay bị đầy bụng, khó chịu, biếng ăn. Chính vì đau nên nhiều trẻ có hành vi nín nhịn giữ phân, sợ khi cầu, điều này lại làm táo bón càng nặng hơn như một vòng xoắn luẩn quẩn.
Hậu quả của táo bón kéo dài khiến cho tích tụ độc tố trong cơ thể, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, ảnh hưởng tâm lý, thậm chí tắc ruột do ứ phân… Trẻ táo bón cũng gặp tình trạng biếng ăn, thấp còi và kém phát triển hơn so với các trẻ khác.
Điểm mặt 4 sai lầm tai hại trong điều trị táo bón ở trẻ
Có thể thấy táo bón không phải vấn đề nguy cấp nhưng chính những sai lầm trong điều trị và chăm sóc trẻ của bố mẹ lại khiến cho bệnh mãi không dứt. Cùng điểm mặt 4 sai lầm tai hại trong điều trị táo bón trẻ em mà bố mẹ thường gặp phải.
● Hiểu sai về nguyên nhân gây táo bón kéo dài
Trước giờ hầu hết các bố mẹ chỉ hiểu con bị táo bón đơn giản chỉ là do bé ít ăn rau, uống ít nước. Điều này đúng nhưng chưa đủ, vì vậy không ít trường hợp dù ăn nhiều rau, uống đủ nước trẻ vẫn táo như thường.
Thực ra, ngoài nguyên nhân kể trên thì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, thì việc cho con ăn quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng trong khi bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa đủ khả năng để chuyển hóa được những thực phẩm đó. Hay khi trẻ mới chuyển sang chế độ ăn đặc hệ tiêu hóa bé chưa thích nghi, trẻ mới đi lớp thường sợ đi cầu do ảnh hưởng tâm lý… cũng là nguyên nhân gây táo bón kéo dài ở trẻ
● Lạm dụng thụt tháo khi thấy con táo bón
Sử dụng thuốc thụt hậu môn giúp kích thích trực tràng co bóp, tống đẩy phân ra ngoài giúp cho việc đi tiêu dễ hơn. Đây được xem là một biện pháp giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng khó chịu, đau đớn cho trẻ khi bị táo bón.
Nhưng việc lạm dụng quá mức thụt tháo hậu môn trong thời gian dài có thể gây nên tình trạng mất phản xạ đi tiêu tự nhiên của trẻ. Lúc này trẻ đã quen với việc sử dụng ống thụt nên sẽ bị ỉ lại, không chịu đi vệ sinh nếu không có ống thụt.
Đặc biệt, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc thụt tháo không đúng cách không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn có nguy cơ làm rách hậu môn, giảm đàn hồi cơ trơn hậu môn...
● Hiểu sai về tác dụng của men tiêu hóa, men vi sinh
Men tiêu hóa là men (enzym) do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra để tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Còn men vi sinh là các chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích, khi uống vào nhằm cải thiện sự cân bằng của hệ tạp khuẩn ruột.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng rối loạn hệ lợi khuẩn ruột thường liên quan đến tiêu chảy hơn là táo bón. Men vi sinh cũng thường được khuyên dùng để phòng tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, trong đó có táo bón, song việc lạm dụng các loại men này đôi khi cũng không tốt.
Thiếu sự kiên trì trong điều trị
Điều trị táo bón ở trẻ hiệu quả nhất là táo bón kéo dài cần phải kiên trì, không thể ngày một ngày hai là khỏi được. Rất nhiều cha mẹ vì quá nóng vội nên khi thấy con đã đi tiêu thì dừng điều trị, hoặc dùng thuốc không đủ liệu trình, ngưng đột ngột, không chú trọng việc tập cho con đi tiêu hàng ngày…, kết quả dẫn là chỉ sau một thời gian trẻ lại bị táo bón.
Nguyên tắc “vàng” trong điều trị táo bón ở trẻ
“Làm thế nào để con không bị táo bón nữa” là thắc mắc và niềm mong mỏi của tất cả các bậc phụ huynh có con nhỏ bị táo bón. Theo các chuyên gia Nhi, 95% trẻ táo bón chức năng do thói quen ăn uống, thói quen đi cầu thiếu khoa học… nhưng đây đều là những vấn đề có thể điều chỉnh được, miễn là cha mẹ áp dụng đúng nguyên tắc.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Thay đổi chế độ dinh dưỡng là biện pháp quan trọng để phòng ngừa, điều trị táo bón hiệu quả cho trẻ ở nhiều lứa tuổi.
Giai đoạn trẻ nhũ nhi: Ngay khi trẻ còn bú mẹ, trong sữa mẹ đã có chất xơ nên ở trẻ bú sữa mẹ thì thường ít bị táo bón. Với trẻ bú sữa công thức, cha mẹ nên chú ý đến thành phần sữa, cho bé bú thành nhiều cữ kết hợp massage bụng cho bé để phòng ngừa táo bón.
Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm: Cần bổ sung thêm nước, chất xơ trong chế độ ăn của trẻ. Cha mẹ cũng cần tập cho bé ăn chất xơ hoặc cách ăn trái cây tươi, rau củ luộc - hấp, xào... thay vì chỉ uống nước trái cây.
Với trẻ lớn: Đổi bữa thường xuyên, trình bày thức ăn bắt mắt cũng là cách hay để kích thích bé ăn rau quả nhiều hơn.
Một số loại thực phẩm tốt cho trẻ táo bón như:
- Rau xanh: Mồng tơi, rau khoai lang, rau sam, rau má, rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, rau càng cua, đậu bắp, giá đỗ,…
- Trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam quýt, chuối, thơm, táo, lê...
- Củ quả: Củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ,…
- Ngũ cốc, đậu đỗ: Mè, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen cả vỏ, gạo lức,…
- Các loại khác: Hạt é, rau câu, sương sâm, sương sáo,...

Tập thói quen đi tiêu hàng ngày
Hướng dẫn, khuyến khích trẻ vui chơi, vận động thể chất phù hợp, cần tập cho bé biết cách đi vệ sinh ngay từ nhỏ để trẻ có thể chủ động đi đại tiện đến khi trẻ lớn có thể ngồi bô.
Tập cho trẻ tư thế ngồi rặn đúng cách (cho 2 chân trẻ chạm lên 1 mặt phẳng), khuyến khích đi tiêu mỗi ngày vào khoảng thời gian nhất định. Không hối thúc, dọa nạt trẻ khi đi tiêu, kết hợp xoa bụng cho trẻ.
Cần có sự kiên trì trong điều trị
Sau thời gian điều trị táo bón thành công, tức là trẻ đi tiêu đều từ 3 lần/tuần trở lên thì việc điều trị phải duy trì ít nhất 6 tháng (thậm chí nhiều trẻ cần thời gian dài hơn) và sau đó giảm dần dần, không ngưng đột ngột.
Lựa chọn đúng sản phẩm hỗ trợ phù hợp
Trong hàng sa các sản phẩm hỗ trợ táo bón cho trẻ trên thị trường, siro Fitobimbi Isilax (nhập khẩu Italia) là một lựa chọn nổi bật và phù hợp với nhiều lứa tuổi từ 6 tháng trở lên.
Siro Fitobimbi Isilax với thành phần 100% chất xơ từ thực vật từ dịch chiết manna, cẩm quỳ, táo tây, mận khô, inulin - pectin giúp hỗ trợ làm mềm phân, nhuận tràng, giảm táo bón hiệu quả.
Sản phẩm dạng siro, vị ngọt dịu dễ uống, chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn cGMP, ISO 9001, ISO 22000… vừa đạt hiệu quả tốt và đảm bảo tính an toàn khi sử dụng lâu dài cho trẻ.
ĐKSP: 2659/2020/ĐKSP
XNQC: 1842/2020/XNQC-ATTP
*Thực phẩm này không phải là thuốc & không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.